Bãi sậy sông đầm và đình làng Vĩnh Bình ở Tam Kỳ

Di tích lịch sử Bãi Sậy Sông Đầm

Bãi Sậy Sông Đầm là một vùng đầm nước rộng lớn tọa lạc tại thôn Vĩnh Bình, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ. Bãi sậy này có diện tích tự nhiên khoảng 180 ha. Độ sâu mực nước trung bình khoảng 1,6m. Vùng đất rộng lớn này có phần Bãi Sậy với diện tích 40 ha. Người dân địa phương thường gọi là Vũng Tràm.
 
 
Nhìn từ trên cao, Bãi Sậy trông giống như cái dều phình ra của dòng sông Đầm. Ở đây, dòng nước chảy hiền hòa. Nhiều nguồn lợi thủy sản phong phú và các loại chim hoang dã cư trú. Vào mùa hè, nhiều người dân đến khu vực Bãi Sậy thưởng ngoạn. Việc dạo chơi bên trong khu vực Bãi Sậy đòi hỏi sự am hiểu và thông thạo địa hình và kỹ năng bơi ghe nhỏ. Địa hình khu vực phức tạp do lau sậy mọc um tùm. Những người kinh nghiệm thường dùng ghe chống sào theo lối mòn.
 
Lợi dụng vào sự phức tạp của địa hình, nhân dân địa phương các thôn, xã vùng Đông Tam Kỳ đã lợi dụng căn cứ Bãi Sậy kết hợp với Địa đạo Kỳ Anh để chống đối phó với thực dân Pháp và đế Quốc Mỹ xâm lược. Căn cứ Bãi Sậy được kết hợp với Địa đạo Kỳ Anh che giấu cho các đơn vị vũ trang, du kích, quân chủ lực V12, V18. Đơn vị đặc công E70, 72, 74 đã ém quân an toàn và tập kết chuẩn bị lực lượng tiến công đánh vào các cứ điểm của địch như An Hà, Núi Cấm, tỉnh đường Quảng Tín mở rộng vùng giải phóng. Đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, công tác binh vận đã làm mất nhuệ khí quân thù. Điều này đã góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc vào ngày 24/3/1975.

Di tích lịch sử văn hoá Đình làng Vĩnh Bình

Di tích lịch sử văn hóa Đình làng Vĩnh Bình nằm ở thôn Vĩnh Bình, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ. Đình làng ra đời vào đầu thế kỷ XIII cùng với các đình Phương Hoà (phường Hoà Thuận), đình Mỹ Thạch (phường Tân Thạnh), đình Chiên Đàn (huyện Phú Ninh), và các đình làng trên thành phố Tam Kỳ nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung.
 
Công trình này là kết quả của sự chung công, góp sức xây dựng của dân làng. Địa điểm này được dùng làm nơi sinh hoạt, tế lễ các bậc Tiền nhân có công khai sơn phá thạch lập làng. Đây cũng là nơi giao lưu các nét đẹp văn hoá truyền thống của làng nhằm giáo dục cho các thế hệ con cháu mai sau phải có trách nhiệm phụng thờ Tổ tiên, phụng sự Tổ Quốc. Đình làng Vĩnh Bình, từ khi có Đảng, đã trở thành cơ quan, trường học bình dân và là nơi hội họp của các đoàn thể để lo toan công việc kháng chiến. Tỉnh Uỷ Quảng Nam đã chọn Đình làng Vĩnh Bình làm khu dưỡng Đường và hội họp của cán bộ, đội công tác vùng Đông Tam Kỳ vào cuối năm 1948 đến đầu năm 1954.
 
Đình làng Vĩnh Bình đã được trưng tập làm cơ quan của Đảng uỷ, Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam xã Tam Thăng sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng. Ngày nay, đình làng tiếp tục được sử dụng để phục vụ cho việc sinh hoạt văn hóa của nhân dân địa phương vào những ngày hội đình. Dịp này cũng là cơ hội bày tỏ lòng biết ơn các bậc Tiền nhân có công khai cơ lập nghiệp. Với ý nghĩa tri ân Cách mạng, Đình làng là nơi tôn vinh các bậc lãnh đạo, chiến sĩ Cộng sản đã hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Shop hoa tươi Tam Kỳ