Zalo

8 lễ hội truyền thống tại Hà Tĩnh (tiếp theo)

14/03/2023

Dịch vụ điện hoa Quang Nam 0925928668 cung cấp dịch vụ hoa tươi, đặt hoa chúc mừng khai trương, hoa mừng sinh nhật, hoa chia buồn. Các shop hoa uy tín tại tỉnh Hà Tĩnh tận tình phục vụ các đơn hàng hoa quý khách gần xa. Cùng ghé thăm các lễ hội truyền thống diễn ra hàng năm tại Hà Tĩnh.

5. Lễ rước sắc phong vua Hàm Nghi

Sau khi kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi đã tiến quân ra Hương Khê, Hà Tĩnh xây thành lũy Sơn Phòng (năm 1885). Tại đây nhà vua đã tuyển các binh lính, tưỡng sĩ vào để bảo vệ dinh lũy đồng thời viết chiếu Cần vương kêu gọi nhân dân đững lên chống giặc Pháp. Để tưởng nhớ công ơn to lớn của nhà vua nhân dân xã Phú Gia, Hương Khê vẫn tổ chức Lễ rước sắc phong của vua vào mùng 7 Tết hàng năm.
Lễ rước sắc phong vua Hàm Ngh vào dịp đầu xuân còn có ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Đoàn rước được lựa chọn từ các trai tráng chưa vợ trong xã, sẽ rước các báu vật của vua Hàm Nghi từ nhà cố đạo cũ (ông Trần Văn Nhung) sang nhà cố đạo mới (ông Lưu Văn Xuân). Hai bên đường nơi đoàn rước đi qua, người dân bày sẵn trầu cau, bánh kẹo, thắp hương để mời những thành viên đoàn rước thưởng lộc đầu xuân. Thực sự là một nét văn hóa độc đáo đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân phố núi Hương Khê. Điện hoa Hương Khê

6. Lễ hội đánh cá Đồng Hoa

Lễ hội đánh cá Đồng Hoa trước đây được tổ chức vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch nhưng nay được được thay đổi sẽ tổ chức vào ngày chủ nhật trung tuần tháng 5 âm lịch để đông đảo bà con được tham dự. Lễ hội diễn ra tại Đầm Vực, xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân. Đây là lễ hội độc đáo mang đậm màu sắc dân gian mang tư tưởng khuyến nông, khuyến ngư. Đặt hoa Hà Tĩnh
 
Đầm Vực nơi diễn ra lễ hội có diện tích 30ha, là nơi có nhiều loại cá nước ngọt sinh sống. Vào ngày hội chính, các bậc cao niên trong làng lập bàn thờ, thắp hương dâng lễ cúng Thành Hoàng bản thổ ở ngồi miếu cạnh Đầm Vực. Sau phần lễ, người đứng đầu làng sẽ cầm nơm xuống đầm úp cá trước, tiếp theo mọi người trong làng sẽ cầm nơm, lưới ào xuống đầm thi nhau bắt cá. Một không khí vui tươi vui tươi, rộn ràng đậm màu dân gian là nét độc đáo của lễ hội này.

7. Lễ hội cầu ngư làng Hội Thống

Lễ cầu ngư ở Hội Thống được tổ chức 3 năm 1 lần vào ngày mồng 3 tháng 2 âm lịch. Lễ hội được tổ chức tại xã Xuân Hội (trước đây là xã Hội Thống) huyện Nghi Xuân là làng nổi tiếng về nghề biển ở Hà Tĩnh. Nơi tổ chức lễ tế Thành Hoàng là đình Hội Thống, một trong những ngồi đình cổ và có quy mô nhất xứ Nghệ Tĩnh, đình đã được xếp hạng Di tích Quốc gia. Điện hoa Hà Tĩnh
Để chuẩn bị lễ chu đáo nhất, ngay từ đầu năm các chủ thuyền đã họp bàn và bầu chọn những người uy tín để đảm nhận việc chuẩn bị lễ hội. Ngày diễn ra lễ tế, trên cạn, dưới bến đều được dựng rạp, sàn để đặt lễ vật cúng tế, lễ tế diễn ra hết sức trang nghiêm trong tiếng chiếng trống, nhã nhạc. Lễ cầu ngư là lễ tạ ơn Ông đã đỡ ngư dân trên những chuyến biển gặp nguy hiểm đồng thời cầu cho một năm đi biển thuận buồm xuôi giá, đánh bắt được nhiều cá tôm. Sau phần lễ sẽ là hội đua thuyền truyền thống thu hút rất đông trai tráng tham gia và người dân cổ vũ đoàn đua.

8. Lễ hội chùa Chân Tiên

Lễ hội chùa Chân Tiên tổ chức vào dịp mồng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm. Chùa tọa lạc tại đỉnh núi Tiên An, xã Thịnh Lộc, huyện Can Lộc, chùa có từ đời Trần, trải qua nhiều thăng trầm, xuống cấp với nhiều lần trùng tu chùa vẫn giũ được nét đẹp tôn nghiêm, cổ kính. Trong khuôn viên chùa vẫn giữ được những câu đối lâu đời ca ngợi công lao trời bể của Đức Thánh Mẫu.
 
Lễ hội chùa Chân Tiên là dịp để các tăng ni, phật tử và du khách thập phương về thắp hương cầu nguyện, vãn cảnh. Lễ hội còn là khát vọng về một năm quốc thái dân an, cuộc sống được ấm no, hạnh phúc. Lễ hội là hoạt động văn hóa tâm linh mang sắc màu riêng có của cua dân Hà Tĩnh.

  • Ngày đăng: 14/03/2023
  • Bình luận: 0

Viết bình luận