Zalo

Tìm hiểu gốm sứ Việt Nam

18/05/2021

Điện hoa Quang Nam 0925928668 với hệ thống shop hoa tươi rộng khắp giới thiệu một vài nét về gốm sứ Việt Nam.

Trong những món đồ sành, gốm, sứ chúng ta sưu tập có rất nhiều dòng gốm trải dài từ dòng gốm bắc thuộc thời Hán, văn hóa Đông Sơn, Chăm Pa, Sa Huỳnh, Óc eo đến các đời Vua Lý - Trần - Lê - Nguyễn. Một loại đồ đặc biệt khác là đồ sứ men trắng xanh (Thường được gọi qua tên ‘Đồ men lam Huế - hay phổ thông hơn là đồ ‘Bleue de Hue’- hay còn gọi đồ ký kiểu ) do Chúa, Vua, quan Việt Nam họa kiểu riêng, đặt làm bên những lò gốm nổi danh chủ yếu Cảnh Đức trấn bên Tàu. Shop hoa thành phố Huế
Đồ gốm gốm Việt Nam đẹp, đa dạng, phong phú và giá trị là đồ thời Lý - Trần, phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ 11-12, kéo dài đến cuối thế kỷ 16; với một số lượng lớn xuất cảng sang các nước Nam Thái Bình Dương, Nhật Bản, Đại Hàn, qua tận vùng Ả Rập từ thế kỷ thứ 7, phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ 14 - 16.

​I. Phân loại theo kiểu dáng, trang trí và kỹ thuật lò:

​1. Kiểu dáng

​a. Tô, chén, đĩa: Tô chén thường có chân khá cao, nhiều bát nhỏ và đĩa nhỏ có hình con rùa hay cá nổi giữa lòng, khi đổ nước vào ta có cảm giác như nhìn xuống lòng giếng, lòng ao, thấy cá và rùa bơi ở giữa. Đĩa thời Chu Đậu khá lớn (rộng khoảng từ 25 tới 30cm). Đồ ‘men lam Huế’ có kích thước khá gần với các món đồ dùng hiện nay (đĩa Khánh Xuân Long Lân của Trịnh Sâm rộng 26cm, đĩa Mai hạc của Nguyễn Du, rộng khoảng 17cm …)
​b. Lư hương, bát hương, chân đèn: Lư hương khá to, cao khoảng 25 - 40cm. Nhiều chân đèn hai hay ba tầng cao khoảng 75 - 85cm. Đây là chân đèn để cắm nến, ngoài ra còn nhiều chân đèn dầu hình chim, hình gà.
​c. Bình, ấm, âu, hũ, bình vôi: đủ mọi loại, đủ cỡ lớn nhỏ, sản xuất trong nhiều trăm năm. Có nhiều ấm hình chim, hình thú, hay có nhiều ấm mà vòi, quai là hình đầu thú. Có hũ nâu cao đời Lý khắc hình người, hình hoa, có hũ trắng ngà đời Bắc thuộc vẽ hình voi và người như trên trống đồng Đông Sơn. Một trong loại bình rất Việt Nam là hình một con tôm càng đứng trên lưng con cá chép, ấm hình con cóc, bình hình quả dưa, lọ hình quả cà…
​d. Hộp trang sức: Hộp nhỏ thường là hình tròn, để đựng phấn hay dầu trang sức phụ nữ. Hộp đời Lý thường có mầu trắng, trang trí hình hoa hay hình cánh sen nổi, đường kính độ 5 - 6 cm. Hộp Lý nâu nhỏ có những nét trang trí mang ảnh hưởng Chiêm Thành (Chăm pa). Hộp làm vào thế kỷ 14, 15, 16 thường mầu trắng ngà, trơn, trên nắp vẽ hoa, cành mầu chàm, hay vẽ hồi văn… Những hộp này nhỏ hơn, đường kính độ 3cm tới 6cm.

​2. Hoa văn

Hoa văn thường được vẽ bằng sáu kỹ thuật chính:
​a. Dùng khuôn mẫu in rập lên đồ mới nặn cho hoa văn in lên (nổi hay chìm) trước khi tráng men và nung (gọi là ám họa).
​b. Dùng bút vẽ lên mặt đồ đã khô, trước khi tráng men và nung,
tráng men mầu nhạt rồi dùng dao nhỏ hay mảnh tre cạo bỏ men theo hình định trước, rồi dùng men mầu đậm vẽ trong chỗ đã cạo, nhưng lại để chừa nét viền không men.
​c. Ngược lại với cách trên, tráng men mầu nâu đậm lên toàn bình hay ấm rồi dung mảnh tre cạo theo hình định sẵn, tạo nên hoa văn mầu nhạt, không men trên nền men nâu đậm.
​d. Tráng men mầu nhạt lên rồi nhỏ vài giọt men mầu khác lên một hay vài chỗ, để cho giọt men này chảy tự nhiên.
​e. Tráng men xong rồi nhỏ những giọt nước lên, hay tạt nuớc vào để nước làm men chảy loang tạo nên những hình tự nhiên.
( 03 kỹ thuật c - d- e là kỹ thuật thuần Việt, đồ gốm Trung Hoa không bao giờ được trang trí bằng cách này).

​3. Nước men

Những điểm khác biệt chính giữa nước men của đồ gốm Tàu và đồ gốm Việt là:
​Nước men Việt thường rất mỏng, men pha loãng, tráng không đều, trong khi đó, nước men Tàu rất dầy, bóng và đều khắp.
Lò gốm Việt thường có độ nung thấp, nên nhiều vật tích tìm được có những phần đã tróc mất men. Lò gốm Tàu có độ nung rất cao, men bền.
Chân đế và dưới đáy đồ Việt thường được để mộc. Dưới đáy thường được tô một lớp son nâu đậm (điểm không hề thấy trong đồ gốm Trung Hoa).
Nước men rạn tự nhiên, rất đẹp. Màu men thay đổi từ trắng ngà sang vàng hồng, nâu với rất nhiều sắc từ nhạt đến đậm, nâu đen, nâu đỏ, xanh cánh lục biếc, xanh chàm, xanh lam nhạt, xanh lam đậm. Shop hoa Quảng Ngãi
​Ngoài ra, đồ gốm Việt Nam còn khác đồ Trung Hoa ở các điểm: trong lòng tô hay đĩa thường sót lại các dấu in của con kê (dùng ngăn đĩa, tô chồng lên nhau khi nung) hay trong lòng đĩa, tô khi men còn ướt, trước khi nung, thường bị cạo đi một vòng hình vành khăn để trơ lại đất mộc, và miệng tô, đĩa cũng thường để mộc, không men. Đây là những cách đơn giản, để tránh cho các món đồ không bị dính chặt vào nhau khi nung. Ngược lại, người thợ Trung Hoa không bao giờ để trơ đất mộc ở chỗ nào, họ rất tỉ mỉ trong việc pha men, tráng men và xếp nung. Họ muốn món đồ được toàn hảo. Kỹ thuật lò và độ nung cũng rất cao tạo nên một nước men dầy bóng và đều khắp. Lò gốm Việt nam thường có độ nóng thấp hơn, chất men pha, tráng một cách phóng túng. Người thợ Việt nam thường chú trọng đến cái vẻ đẹp giản dị, tự nhiên. Họ không bận tâm đến những gò bó, tiểu tiết.

​4. Chất đất

Đồ gốm Việt Nam dưới thời Bắc thuộc (Nhà Hán) thường làm bằng đất sét, pha cát và vỏ sò hến nghiền nát, sang đời Lý, nhiều món đồ không còn pha cát nữa, chất đất mịn hơn. Đồ Chu Đậu làm bằng kaolin (cao lanh) trắng mịn. Đồ men ngọc (Celadon) đời Lý cũng khác đồ men ngọc Tàu ở chỗ chất đất không pha bột đá, đồ dầy hơn, men mỏng, gõ vào tiếng kêu không thanh và không ngân lâu bằng.

  • Ngày đăng: 18/05/2021
  • Bình luận: 0

Viết bình luận