Zalo

Tìm hiểu gốm sứ Việt Nam (Tiếp theo)

19/05/2021

Điện hoa Quang Nam 0925928668 tiếp tục giới thiệu về Gốm sứ Việt Nam

II. Phân loại gốm sứ cổ qua các thời kỳ:

​Để phân biệt một cách tổng quát, ta có thể tạm xếp đồ gốm Việt Nam làm các loại đồ chính:

​1. Đồ thời Hoà Bình, Bắc Sơn, Đông Sơn:

​Thời kỳ này không tráng men, nặn bằng tay với hình trang trí tạo nên do dây thừng và khuôn giỏ đan ấn lên, hay do mũi dao, mũi tre khắc những hình trang trí đặc biệt của văn hoá Việt thời này (Hình kỷ hà như thường thấy trên trống đồng gọi là ‘hồi văn’, nhưng đơn giản hơn) Đồ gốm làm bằng đất sét pha cát và vỏ sò hến nghiền nhỏ. Hình dạng thuần Việt hiện rõ ràng (đồ gốm Trung Hoa không làm hình voi hay vẽ hình voi, ngược lại, ấm hình thú, ấm đầu voi, ấm vòi voi rất thường thấy. Shop hoa thành phố huế

​2. Đồ thời Bắc Thuộc:

​Bàn xoay bắt đầu được dùng nhiều, dáng kiểu, hoa văn và nước men có ảnh hưởng đồ nhà Hán pha trộn những nét Việt của văn hoá Đông Sơn. (Có chum, vại to, vẽ hình voi, hình người đóng khố, tay cầm giáo, cầm cung..) làm bằng đất sét pha cát mịn. Để món đồ này bên cạnh đồ nhà Hán của Trung Hoa, ta vẫn nhìn thấy những nét giống và những nét rất khác của hai loại đồ gốm. Loại đồ Việt Nam này thường mỏng hơn và thường được nung với độ cao hơn đồ nhà Hán. Đồ nhà Hán thường có men xanh lục, đồ Việt Nam thường mầu trắng, trang trí bằng men giọt xanh.

​3. Đồ Lý-Trần:

​Dưới đời Lý, kỹ nghệ đồ gốm Việt Nam phát triển rực rỡ, phần lớn do nhu cầu xây dựng thành quách, cung điện, chùa chiền. Kỹ thuật tráng men trong như thủy tinh mà không thấy dầy, rất trang nhã. Cho thấy người thợ hoàn toàn làm chủ nước men của mình do cách biến đổi chất men pha để làm cho nước rạn to hay nhỏ theo ý muốn. Nước rạn thường thay đổi từng phần, từ trên miệng bình xuống phía dưới chân đế. Những món đồ gốm dưới đời Lý-Trần gồm có các loại chính là: Đồ men ngọc (Celadon), đồ Lý trắng, đồ Lý nâu, đồ Lý lục. Shop hoa Quảng Ngãi

​4. Đồ Chu Đậu:

​Trong các thế kỷ 14, 15, 16 xuất hiện một loại đồ (mà có người gọi là ‘đồ trắng chàm) có nước men trắng với hoa văn mầu xanh blue (mầu chàm). Hình dáng và hoa văn đặc biệt Việt Nam, rất đẹp, men mỏng nhưng rất đều. Loại đồ này thường được xuất cảng sang Phi Luật Tân, Nam Dương, Ả Rập… từ thế kỷ 14 đến 16.

​Thế kỷ 11 - 16 là thời kỳ mà sức sáng tạo nghệ thuật, sự phát triển kỹ thuật lên đến cao nhất, mà sự thành công về thương mãi cũng lên đến cao nhất của đồ gốm Việt Nam.

​5. Đồ gốm Bát Tràng:

​Bát Tràng sản xuất rất nhiều đồ gốm các loại, dùng trong đời sống hàng ngày, trong việc thờ phụng Phật, Thánh, đình làng… Như chén đĩa, lu, hũ, bình, ấm, bình vôi, điếu bát, chân đèn, lư hương, hình tượng, mâm, đỉnh….

​6. Đồ “Men Lam Huế” hay ký kiểu :

​Những đồ men lam thường được sưu tập là đặt làm hay nhập cảng nguyên chiếc từ Trung Hoa vào. Vì đồ này được dùng rất nhiều ở cung đình Huế nên thường được gọi là đồ ‘men lam Huế’ . Đồ này lại chia thành 03 loại : Đồ Nội Phủ và đồ Khánh Xuân do Chúa Trịnh Sâm đặt bên Tàu, Đồ Chúa Nguyễn đằng trong đặt làm, Đồ đời Nguyễn do các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị.. do sứ bộ Nguyễn Du, sứ bộ Phạm Phú Thứ … họa kiểu đặt làm bên Tàu.

​a. Đồ Nội Phủ - Khánh Xuân đằng ngoài và đồ Chúa Nguyễn đằng trong:

​Các Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn họa kiểu dáng, thơ nôm và cho đặt tại lò Cảnh Đức Trấn bên Tàu (đây là lò gốm dành riêng cho việc chế tạo đồ dùng trong cung điện Trung Hoa, thời này do Đường Anh, một tay kỳ tài của đồ gốm Trung Hoa điều khiển) đây là dòng sứ trắng xanh nổi tiếng và quý hiếm được các nhà sưu tập ở Việt Nam hiện nay ráo riết sưu tầm thậm chí phải mua ngược rất nhiều từ nước ngoài về.

​b. Đồ đời Nguyễn:

​Dưới đời Nguyễn, kỹ nghệ đồ gốm của người Việt suy sụp, thị trường trong nước và quốc tế bị mất vào tay người Tàu, người Nhật, vua quan nhà Nguyễn thì lại mê chuộng văn hóa Trung Hoa, cái gì cũng rập theo nhà Thanh. Triều đình nhà Nguyễn đặt rất nhiều đồ men lam làm bởi lò Cảnh Đức Trấn, bên Tàu.

Nổi tiếng nhiều trong loại đồ này là những món do các vua nhà Nguyễn đặt làm (đồ chữ Nhật) và các bộ chén, đĩa trà vẽ hình cây mai và chim hạc cùng hai câu thơ nôm của Nguyễn Du: ‘nghêu ngao vui thú yên hà - mai là bạn cũ, hạc là người quen’ . Đồ này được đặt làm lần đầu bởi Nguyễn Du khi đi sứ nhà Thanh năm 1813. Ngoài những đồ đặt làm, đời Nguyễn còn nhập cảng nhiều đồ men lam khác của nhà Thanh. Những món này rất được ưa chuộng bởi giới quan lại và các nhà giàu Việt Nam.

​7. Ngoài ra là sự ra đời các lò sành, gốm, bán sứ và sứ trắng xanh được giới sưu tập đánh giá cao và sưu tầm nhiều như các lò: Vạn Ninh (Bắc bộ), Cây Mai, Thành Lễ, Biên Hòa, Lái Thiêu (Nam bộ), các lò Gò sành, Quảng Đức, Châu Ổ (Trung bộ)...Shop hoa Bình Sơn

Có dịp, chúng ta sẽ tìm hiểu đặc trưng riêng về kiểu dáng, họa tiết và kỹ thuật lò của từng dòng gốm sứ.


  • Ngày đăng: 19/05/2021
  • Bình luận: 0

Viết bình luận