Zalo

Đặc sản Quảng Nam

06/05/2021

Dịch vụ điện hoa Quang Nam 0925928668 với hệ thống shop hoa tươi, cửa hàng hoa tươi rộng khắp giới thiệu một số món ăn đặc sản của vùng đất Quảng Nam. 

Đặc sản Quảng Nam - Mì Quảng

Nhắc đến ẩm thực Quảng Nam, có lẽ cái tên đầu tiên thực khách nhớ đến là mì Quảng, đây là món ăn nổi tiếng bậc nhất Quảng Nam. Mì Quảng được bán ở hầu khắp con phố, ngõ ngách nào. Ai từng ghé qua Quảng Nam mà chưa thử món này thì thật là thiếu sót. Và đặc biệt là dù được coi là món đặc sản nhưng bất kể một người dân xứ Quảng nào cũng biết nấu mì tại nhà. Được gọi là đặc sản nhưng Mì quảng lại gần gũi và trở thành món ăn thường nhật có thể nấu tại nhà một cách dễ dàng.
Điện hoa Quảng Nam - Mỳ Quảng
 
Sợi mì Quảng được làm từ bột gạo tráng mỏng thái thành sợi, mềm, dai. Nguyên liệu nấu nước dung mì hết sức đa dạng: thịt heo, gà, bò, cá, tôm, ếch…. Thưởng thúc mì Quảng theo cách của người Quảng thì không thể thiếu bánh tráng nướng, ớt, chanh, hạt đậu phộng, chén nước mắm nguyên chất, rau sống đi kèm. Món rau sống ăn kèm mì cũng cầu kỳ, không thể thiếu: rau muống chẻ, giá, cải cay, bắp chuối…Có lẽ vậy mà khi ăn mì Quảng dù ít nước dung nhưng không gây cảm giác ngán. Một món ăn dân dã mang đậm hương vị xứ Quảng, làm nức lòng du khách.
 
Từ một món ăn dân dã của người xứ Quảng dã khiến cho bất cứ du khách nào cũng không quên được hương vị của nó sau khi thưởng thức. Có lẽ do đó mà Mì Quảng được công nhận là 1 trong 12 món ăn Việt Nam có giá trị ẩm thực châu Á.

Cao lầu Hội An

Cao lầu Hội An là món ăn đặc sản từ xa xưa, ai đến phố cổ Hội An mà chưa thưởng thức cao lầu tại đây thì dường như vẫn là thiếu sót. Trước hết phải nói đến công đoạn làm ra sợi cao lầu, phải nói là vô cùng công phu. Loại gạo để làm cao lầu, phải loại gạo nguyên chất của Quảng Nam, loại gạo được chọn không phải là gạo cũ nhưng cũng không quá mới. Tuân thủ lựa chọn đó mới đảm bảo sợi cao lầu mới mềm và dai, lại thơm mùi gạo đặc trưng của miền Trung. Màu của sợi cao lầu vàng như pha nghệ nhưng thực chất là gạo đã được ngâm với nước tro lấy từ Cù Lao Chàm.
 
Nước để nhào bột làm cao lầu phải có độ phèn nhất định mới làm cho sợi cao lầu dẻo và chắc, từ xưa người Hội An vẫn chỉ dùng nước  được lấy từ giếng cổ Bá Lễ để nhào bột làm Cao lầu. Làm sợi cao lầu phải biết cách nhồi bột làm sao để bột dẻo mà lại khô đây là bí quyết quan trọng nhất, quyết định chất lượng của sản phẩm. Bột cao lầu sau khi được nhồi kỹ càng sẽ được cán mỏng, đem hấp cách thủy cuối cùng mới được xắt thành sợi to.
 
Nhân cao lầu chỉ có một loại là thịt xíu, không cần nước dung mà rưới luôn nước xíu thịt, một ít tóp mỡ. Món rau sống ăn kèm cao có nhiều loại tuy nhiên không thể thiếu không thể thiếu 3 loại rau cơ bản là: Cải con, rau Đắng, rau Quế. Để món ăn hấp dẫn hơn, bắt mắt hơn, người ta thêm một chút da heo chiên giòn và một ít đậu phộng giã nhỏ. Cảm giác giòn tan của sợi mì quyện với các vị đậm đà của thịt xíu, vị béo bùi của đậu phộng vị chua chua của chanh, vị cay của ớt, vị đắng chát của rau sống chính là hương vị khó quên của Cao lầu.
 
Đặc sản Quảng Nam - Cao lầu
 
Có nhiều nơi làm và bán cao lầu nhưng chắc chỉ có ăn cao lầu ở Hội An du khách mới cảm nhận được hương vị xưa đậm chất miền Trung nhất. Đây là món ăn góp một phần vào níu giữ cái nét hồn xưa cổ kính nơi phố Hội, là món ăn đặc trưng mà bất kỳ du khách nào khi đặt chân đến đây đều phải thử. Cũng như mì Quảng, cao lầu được công nhận là 1 trong những món ăn của Việt Nam đạt giá trị ẩm thực châu Á.

Bánh tráng cuốn thịt heo

Một món ngon không thể bỏ lỡ tại Quảng Nam sau khi đã thưởng thức mì Quảng, cao lầu đó là món bánh tráng cuốn thịt heo cầu kỳ độc đáo có nguồn gốc ở chính nơi đây.  Bánh tráng cuốn thịt heo phải chọn bánh tráng Đại Lộc chính hiệu mới dẻo, dai, thơm ngon. Có thể cuốn thịt heo bằng bánh tráng lề (bánh tráng mỏng vừa phải, đặcbiệt có độ dai để cuốn không bị rách) hoặc bánh ướt (bánh tráng xong sử dụng luôn trong ngày, không phơi khô).
 
Thịt heo dùng trong món cuốn này ngon nhất là thịt ba chỉ hoặc thịt có mỡ hai đầu. Rau sống của làng rau Trà Quế ở Hội An là tuyệt vời nhất (theo cách gọi của người Quảng là đúng bài nhất). Rau sống ăn cùng thường là xà lách, rau thơm, giá, dưa leo, chuối chát, bắt chuối xắt mỏng, cầu kỳ hơn nữa thì có  rau muống chẻ. Để món ăn đậm đà, phải có bát nước chấm chua cay đậm chất xứ Quảng. Từ một món ăn dân dã của người Quảng, nay đã trở nên phổ biến và có thể được tìm thấy nhiều quán bánh tráng cuốn thịt heo ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để thưởng thức nếu chưa có dịp đến Quảng Nam. 
 
Điện hoa Quảng Nam - Bánh tráng thịt heo

Trái Bòn Bon

Cây bòn bon, người Quảng Nam hay gọi là lòn bon, cao khoảng 10-15 m, trái hình tròn đường kính khoảng 5cm, vỏ có nhựa dính, cơm bòn bon màu trắng đục, chia thành 5-6 múi, mỗi múi có một hột. Bòn bon khi còn xanh hầu như chỉ có vị chua, khi chín thì ngọt hơn. Trái bòn bon còn có hai tên quý phái hơn do vua nhà Nguyễn ban là trái nam trân, tức "trái quý ở phương nam" và trái trung quân. Tương truyền vì trong khi trốn tránh quân Tây Sơn, nhờ có trái bòn bon ăn cứu đói mà nhóm quân phò chúa mới cầm cự được.
 
Vì là loại trái quý nên trước năm 1854, triều đình có hẳn cả quan trông coi việc thu hoạch bòn bon ở thượng nguồn sông Ô Gia, tỉnh Quảng Nam để tiến kinh. Xứ nổi tiếng với bòn bon ngon ngọt vùng Quảng Nam vẫn là Tiên Phước, Đại Lộc.
 
Cùng họ với cây dâu đất, cây bòn bon cho trái kết thành chùm ở thân cây và ở cành, có chùm đơn, chùm kép, có chùm dài đến 20 – 30cm, trái kết thành chum như chum nho. Những trái không lớn, trung bình độ bằng đầu ngón tay cái, hơi bầu dục, vỏ màu vàng trắng, nuốm cuộn hơi căng phồng là trái ngon ngọt. Khi ăn ta sẽ bóc lớp vỏ ngoài, lộ ra bên trong 5 - 6 múi dính vào nhau màu trắng trong, vị chua ngọt đặc trưng. Chính sự đặc biệt đó mà nhiều du khách đến Quảng Nam vào mùa chin rộ bòn bòn thường tìm mua một chút về làm quà.
 
Đặc sản Quảng Nam

  • Ngày đăng: 06/05/2021
  • Bình luận: 0

Viết bình luận