Zalo

Gửi điện hoa huyện Thăng Bình

17/04/2020

Điện hoa Quang Nam nhận các đơn hàng điện hoa Thăng Bình 0925928668. Các cửa hàng hoa tươi đối tác của thực hiện điện hoa sinh nhật, điện hoa chúc mừng, và điện hoa chia buồn đến các địa phương của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Điện hoa huyện Thăng Bình

Các Shop hoa tươi huyện Thăng Bình, Shop hoa huyện Thăng BìnhShop hoa tươi huyện Thăng Bình của Điện hoa Quang Nam phục vụ chu đáo Quý khách với thời gian và chi phí hợp lý nhất. Gửi điện hoa huyện Thăng Bình có thể đặt tại website hoặc số điện thoại tổng đài  hoặc Zalo 0925928668.
 
Huyện Thăng Bình có 21 xã và 01 thị trấn. Đây là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Quảng Nam. Huyện thăng Bình nằm ở tọa độ 150 30’ đến 1559’ vĩ độ Bắc và từ 1080 7’đến 1080 30 phút kinh độ Đông. Trung tâm huyện lỵ của Thăng Bình là thị trấn Hà Lam, cách tỉnh lỵ tỉnh Quảng Nam là thành phố Tam Kỳ khoảng 25 km.
 
Phía Đông của huyện giáp biển Đông. Phía Tây giáp huyện Tiên Phước và huyện Hiệp Đức. Phía Bắc huyện Thăng Bình giáp huyện Quế Sơn và huyện Duy Xuyên. Phía Nam giáp huyện Phú Ninh và thành phố Tam Kỳ.
 
Tổng diện tích tự nhiên là 385,6 km2 (38.560 ha). Trong đó, đất nông, lâm nghiệp và thủy sản là 24.902,50 ha; đất phi nông nghiệp là 10.991,89 ha; đất chưa sử dụng là 2.666,05 ha. Dân cư sinh sống trên mảnh đất Thăng Bình theo chiều dài lịch sử luôn biến chuyển về lượng qua từng thời kỳ. Năm 1910 có 16.110 suất đinh. Vào tháng 12 năm 1970, tổng dân số là 128.232 người. Năm 1997, tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng chia tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Huyện Thăng Bình thuộc tỉnh Quảng Nam với dân số 186.900 người. Hiện nay, dân số huyện Thăng Bình vào khoảng 180.353 người, với mật độ 468 người/km2. Cơ cấu dân số đô thị là 16.298 người và dân số nông thôn là 164.055 người. Số dân trong độ tuổi lao động là 90.490 người.

Lễ hội văn hóa huyện Thăng Bình

Lễ hội Cộ Bà chợ Được 

Với nét văn hóa mang đậm yếu tố truyền thống cốt cách dân tộc, Lễ rước Cộ Bà vừa mang ý nghĩa sinh hoạt diễu hành tín ngưỡng dân gian vừa mang ý nghĩa phụng tự. Lễ hội diễn ra vào 2 ngày 10 và 11 tháng giêng Âm lịch hằng năm tại Lăng Bà. Lễ được tổ chức vào ban đêm tại thôn Phước Ấm, Chợ Được- xã Bình Triều. Phần lễ gồm các lễ cầu an, truy niệm Đức Bà, rước Cộ Bà và một số trò diễn xướng dân gian. Phần hội diễn ra tiếp theo sau phần lễ gồm các hoạt động múa lân, đua thuyền, hát bội, các hoạt động thể dục, thể thao ...

Lễ rước cộ chợ được - Điện hoa Thăng Bình

 

Lễ hội Cầu Ngư huyện Thăng Bình 

Lễ hội là một nét sinh hoạt văn hoá tinh thần độc đáo của cư dân sống bằng nghề sông nước. Lễ Cầu Ngư là sự thể hiện lòng mong muốn được bình an khi đối mặt với thiên nhiên bão tố, được mùa biển để cuộc sống ấm no, mọi nhà luôn an khang thịnh vượng, vạn vật phát triển, sinh sôi... Xuất phát từ tín ngưỡng thờ Cá Ông của người Việt, cư dân vùng biển huyện Thăng Bình lấy ngày Bác Hồ về thăm làng cá là mồng 01 tháng 4 làm ngày tổ chức lễ hội Cầu Ngư. Lễ hội thường kéo dài từ 1 đến 3 ngày.
 
Phần lễ chính bao gồm Lễ vọng, Lễ nghinh Ông Sanh, Lễ tế Cô hồn, Lễ Chánh tế và Lễ xâu chầu Bả Trạo. Hát Bả Trạo là bộ phận chính của nghi lễ nhằm ca ngợi đức Cá Ông, xót thương người quá cố, đồng thời thể hiện sự dũng cảm của con người trước sóng to, gió lớn, tinh thần đoàn kết cùng công việc lao động của ngư dân vùng biển.. Hát Bả Trạo là một trò diễn xướng nghi lễ tổng hợp vừa múa, vừa hát với đạo cụ là mái chèo, nội dung dàn trải suốt quá trình diễn xướng.
 
Lễ hội cầu ngư huyện Thăng Bình
 
Điện hoa Thăng Bình

  • Ngày đăng: 17/04/2020
  • Bình luận: 0

Viết bình luận