Zalo

Gửi điện hoa huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định

18/01/2021

Gửi điện huyện Vĩnh Thạnh thuận lợi với các shop hoa tươi Vĩnh Thạnh 0925928668. Dịch vụ giao hoa tận nơi của Điện hoa Quang Nam hân hạnh phục vụ

Gửi điện hoa huyện Vĩnh Thạnh

Vĩnh Thạnh là huyện miền núi của tỉnh Bình Định cách thành phố Quy Nhơn 74km nên shop hoa tươi ở Vĩnh Thạnh rất hạn chế. Quý khách gửi điện hoa ở Vĩnh Thạnh vui lòng liên hệ số 0925928668 để đặt hoa. Dịch vụ điện hoa Vĩnh Thạnh của Điện hoa Quang Nam hân hạnh phục vụ Quý khách. Chính sách miễn phí giao hoa tận nơi tại thị trấn sẽ được áp dụng.
 
Shop hoa ở Vĩnh Thạnh

Lịch sử huyện Vĩnh Thạnh

Nằm phía Tây bắc tỉnh Bình Định, huyện Vĩnh Thạnh có phía Tây và Tây bắc giáp các huyện Kon Plong (Kon Tum) và huyện An Lão và An Khê và K'Bang (Gia Lai). Phía Nam sát cánh cùng huyện Vân Canh và Tây Sơn. Phía Đông và Đông bắc, Vĩnh Thạnh nối liền các huyện Hoài Ân, Phù Mỹ, Phù Cát.
 
Khởi đầu, Vĩnh Thạnh là những làng của người dân tộc Bana. Vào khoảng đầu Thế kỷ XVIII, người Kinh lên vùng đất này lập nghiệp dựng xóm ấp. Cuối năm 1945, những làng vùng này thuộc Tổng Kim Sơn của huyện Hoài Ân và Tổng Vĩnh Thạnh của huyện Bình Khê (nay là huyện Tây Sơn).
 
Tháng 4 năm 1947 tỉnh Bình Định lập 4 huyện miền núi gồm và An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh và Kim Sơn. Địa danh huyện Vĩnh Thạnh bắt đầu từ đó.
 
Khoảng cuối năm 1952, huyện Vĩnh Thạnh nhập vào tỉnh Gia-Kon theo chủ trương của Khu 5. Tháng 7 năm 1954, huyện Vĩnh Thạnh trở về thuộc tỉnh Bình Định. Thời điểm này, toàn huyện Vĩnh Thạnh gồm 50 làng thuộc 11 xã gồm Vĩnh An, Vĩnh Bình, Vĩnh Châu, Vĩnh Hảo, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hưng, Vĩnh Kim, Vĩnh Trường, Vĩnh Nghĩa và Vĩnh Thuận.
 
Năm 1961, Lãnh đạo tỉnh đã lấy tên sông núi, tên người có công đặt tên cho xã và các chữ cái kèm con số đặt tên cho một số làng. Việc này nhằm động viên nhân dân bước vào cuộc chiến đấu mới chống giặc Mỹ xâm lược và để giữ bí mật. Núi Yang Điêng thay cho tên gọi xã Vĩnh Hiệp, suối LơPin là xã Vĩnh Trường, Bok Toih là xã Vĩnh Bình ... Một số làng có các tên mật danh như M6 (làng Lơ Ye), K11 (Kon Kriêng), N3 (Đe Klăng), O5 (Kon Trinh) …
 
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ 1954 đến 1975) việc tách, nhập làng ở Vĩnh Thạnh luôn luôn xảy ra do đòi hỏi của các công tác chống địch và sản xuất. Cuối năm 1955, toàn huyện Vĩnh Thạnh có 60 làng. Năm 1971, Vĩnh Thạnh còn 40 làng và đến năm 1974 là 45 làng.
 
Năm 1976, hai huyện Bình Khê và Vĩnh Thạnh hợp thành huyện Tây Sơn.
 
Năm 1982, huyện Vĩnh Thạnh được tái lập gồm 6 đơn vị hành chính cấp xã. Vĩnh Thạnh gồm xã trung du Bình Quang và 5 xã miền núi (Vĩnh Hảo, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hòa, Vĩnh Sơn và Vĩnh Kim).
 
Năm 1986, tỉnh điều chỉnh địa giới 3 xã Bình Quang, Vĩnh Hảo và Vĩnh Hiệp để thành 4 lập Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hảo, Vĩnh Thịnh và Vĩnh Quang.
 
Hiện nay, toàn huyện Vĩnh Thạnh có thị trấn Vĩnh Thạnh và 8 xã Vĩnh Hòa, Vĩnh Thuận, Vĩnh Kim, Vĩnh Hảo, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Quang, Vĩnh Thịnh và Vĩnh Sơn. Theo Quyết định số: 84/2020/QĐ- UBND ngày 18 tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt đặt tên đường trên địa bàn thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh năm 2020, thị trấn Vĩnh Thạnh có 11 con đường. Nguyễn Huệ, Trần Quang Diệu, 6 Tháng 2, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng, Huỳnh Thị Đào, Ngô Mây, Xuân Diệu, Đô Đốc Bảo, Nguyễn Trung Tín và Mai Xuân Thưởng.

  • Ngày đăng: 18/01/2021
  • Bình luận: 0

Viết bình luận