Zalo

Các làng nghề thủ công truyền thống ở Quảng Ngãi

12/07/2022

Dịch vụ điện hoa Quang Nam 0925928668 cung cấp dịch vụ hoa tươi, đặt hoa chúc mừng khai trương, hoa mừng sinh nhật, hoa chia buồn. Các shop hoa uy tín tại thành phố Quảng Ngãi tận tình phục vụ các đơn hàng hoa quý khách gần xa. Shop hoa tươi thành phố Quảng Ngãi giới thiệu về những nghề thủ công truyền thống có mặt ở vùng đất Quảng Ngãi.

Nghề truyền thống đã tồn tại và phát triển qua hàng thế kỷ, đã góp phần tạo ra những sản phẩm phục vụ cho đời sống con người từ vật dụng gia đình đến những mặt hàng tinh xảo, đồ thờ cúng… Làng nghề truyền thống cũng tạo ra công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ dân cư, đồng thời giữ gìn và phát huy văn hóa, phong tục tập quán của người Vệt. Những sản phẩm của các làng nghề truyền thống không chỉ tạo nên giá trị kinh tế trong nước mà còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài mang ngoại tệ về cho đất nước.
 
Cũng như nhiều vùng miền khác trên đất nước ta, tỉnh Quảng Ngãi có những làng nghề đã hình thành và phát triển lâu đời và vẫn được duy trì cho đến ngày nay, làm nên bản sắc rất riêng của người Quảng Ngãi. Có thể điểm qua vài nghề truyền thống đã có tên tuổi từ lâu ở vùng đất này: nghề làm gốm, nghề làm đường, nghề đúc đồng, nghề chế tác sừng, nghề chế tác đá,nghề làm nước mắm….

1. Nghề làm gốm

Nghề làm gốm tại Quảng Ngãi đã có từ lâu đời, sản phẩm gốm nơi đây gắn liền với sinh hoạt hằng ngày của con người. Đó là những sản phẩm đồ gốm dùng trong đời sống như chum, ché, vại, nồi niêu, đến những đồ trang trí tinh xảo, đồ thờ cúng. Trong các làng nghề gốm ở Quảng Ngãi, nổi tiếng nhất phải nhắc đến làng gốm Mỹ Thiện, làng gốm Mỹ Thiện nằm ven sông Trà Bồng, là điề kiên thuận lợi để sản xuất và giao thương các sản phẩm đồ gốm. Đây là làng gốm nổi tiếng từ xa xưa, vì ngoài những sản phẩm phục vụ sinh hoạt hằng ngày, nơi đây còn nổi tiếng với  những sản phẩm trang trí tinh xảo, đồ gốm tráng men từ thế kỹ XIX. Shop hoa Bình SơnShop
 
Mỗi sản phẩm ra lò phải trải qua nhiều công đoạn đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay để chọn đât, nhào nhuyễn đất rồi tạo hình sản phẩm. Sau khi tạo dáng sản phẩm, sẽ đến công đoạn gia công, chuốt gọt. Công đoạn cuối cùng đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng khi nung để cho ra màu men như ý.

2. Nghề đúc đồng

Cũng giống như nghề làm gốm, nghề đúc đồng đã hình thành ở Quảng Ngãi từ rất lâu, làng nghề nổi tiếng về đúc đồng ở Quảng Ngãi là làng Chú Tượng, thuộc xã Đức Hiệp, huyện Mộ Đức. Sản phẩm của làng nghề rất đa dạng về cả chủng loại, mẫu mã và hình dâng. Từ những đồ phục vụ sinh hoạt hàng ngày trong gia đình như: nồi, khuôn bánh, mâm, các loại thau chậu đến những đồ thờ cúng như: đèn thờ, lư hương, tượng phật, chuông tụng kinh… Ngoài ra, nghề đúc đồng còn có các sản phẩm phục vụ sản xuất công cụ lao động như: đúc khuôn làm ngói, đúc hoa văn trang trí, đúc khuy cho bàn, tủ,sập gụ..; các sản phẩm liên qua đến nghệ thuật như: cồng, chiêng… Điện hoa Quảng Ngãi
 
Làng đúc đồng Chú Tượng có vị trí thuận lợi khi ở ven sông Thoa, sông Vệ, là cửa ngõ chính của Quảng Ngãi có thể giao thương cả đường sông, đường bộ từ miền xuôi lên miền ngược thuận lợi để mang hàng hóa đi buôn bán khắp nơi. Sản phẩm của làng nghề Chú Tượng từ xưa đã được bán buôn khắp nơi trong tỉnh và không hiếm những thương nhân từ tỉnh lân cận cũng mua về.

3. Nghề rèn

Nghề rèn cũng là nghề có mặt ở Quảng Ngãi từ rất sớm. Các di chỉ được tìm thấy như dao, kiếm, đục, rựa… trong các chum táng của Sa Huỳnh ở Phú Khương chứng tỏ nghề rèn đã gắn bó với cư dân Sa Huỳnh từ thời đại đồ sắt trước công nguyên (tức cách nay khoảng 2000 năm). Hầu hết các công cụ sản xuất đều được tạo ra từ từ nghề rèn nên đã từng có những lò thổi hoạt động sôi động tại Quảng Ngãi từ rất lâu, dấu tích còn lại là những bãi phế sắt ở Bình Sơn, Mộ Đức. Shop hoa thành phố Quảng Ngãi
 
Ngày nay, nghề rèn sắt không còn được chuộng nữa do các công cụ đã được sản xuất bằng máy móc, dây chuyền hiện đại cung cấp hoàng loạt nững sản phẩm phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân. Ở Quảng Ngãi vẫn có 1 làng nghề rèn sắt nổi tiếng vẫn sôi động ở thôn An Khánh, xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh.
 
Để làm ra 1 sản phẩm thường phải trải qua 3 giai đoạn: Nung nóng sắt trong lò nung, đập tạo dáng công cụ sau khi sắt đã được nung đến độ nông nhất định, tiếp tục tạo dáng tinh xảo hơn và mài giũa cho sắc bén công cụ.
 

4. Nghề chế tác sừng

Nghề chế tác sừng (làm lược sừng và các sản phẩm khác từ sừng trâu) là nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống ở một số làng nghề thuộc huyện Sơn Tịnh. Các sản phẩm của làng nghề được bán ra khắp các thị trường phía nam và còn sang cả Lào, Campuchia. Tại đây có những người thợ chuyên chế tác sừng, tay nghề khéo léo, sản phẩm giàu tính mỹ thuật, một bộ phận thợ khác, vẫn làm nghề nông chỉ làm nghề ché tác sừng vào lúc nông nhàn, sản phẩm của họ mang tính chất đại trà hơn. Để phục vụ cho nghề chế tác sừng ở đây cò một bộ phận khác chuyên làm nghề thu mua, cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.

  • Ngày đăng: 12/07/2022
  • Bình luận: 0

Viết bình luận