Zalo

Các lễ hội tại Huế

26/05/2022

Dịch vụ điện hoa Quang Nam 0925928668 cung cấp dịch vụ hoa tươi, đặt hoa chúc mừng khai trương, hoa mừng sinh nhật, hoa chia buồn. Các shop hoa uy tín tại thành phố Huế tận tình phục vụ các đơn hàng hoa quý khách gần xa. 

Huế được biết đến là thành phố với nhiều địa điểm du lịch mang đầy nét hoài cổ với kinh thành cổ kính, các lăng tẩm của vua chúa, chùa chiền cũng không thể không nhắc đến các lễ hội mang đậm nét văn hóa vùng miền. Theo thống kê hằng năm tại Huế có khoảng 10 lễ hội truyền thống với nhiều hoạt động đặc sắc, nổi bật, đậm màu sắc vùng miền góp phần tạo nên nét văn hoá độc đáo, hấp dẫn du khách khi ghé thăm cố đô. Điện hoa Huế
 

1. Lễ hội Bài Chòi

Bài chòi là trò chơi dân gian mang hơi thở của cuộc sống được hình thành từ xa xưa của người dân vùng trung bộ. Là loại hình nghệ thuật dân gian lưu giữ bản sắc văn hóa của người dân, sự độc đáo của hát Bài chối đã làm cho loại hình nghệ thuật này vươn mình trở thành một loại hình sân khẩu ca kịch và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại từ năm 2017. Nét độc đáo của Bài chòi là hình thức chơi bài nhưng không mang tính sát phạt, ăn thua mà chỉ để giải trí bằng hình thức đối đáp vui xuân. Người ta đến chơi Bài Chòi cốt để nghe hô Bài Chòi, thưởng thức giọng hô, hát, tài ứng đối và lối diễn trò của “Hiệu” (người hô, hát chính). Ở Huế, lễ hội bài chòi hằng năm được tổ chức vào những ngày đầu xuân từ mùng 1 đến mồng 10 tháng giêng hằng năm tại Cầu ngói Thanh Toàn – di tích văn hoá cấp quốc gia thuộc xã Thanh Thuỷ, huyện Thanh Thuỷ.

2. Lễ hội Đu Tiên

Lễ hội  đu tiên là một hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc được gìn giữ cho trong suốt 150 năm qua. Lễ hội đu tiên truyền thống là lễ hội mang tính cộng đồng cũng là dịp để mọi người tụ hội, gặp gỡ chúc phúc nhận dịp đầu xuân năm. Lễ hội đu tiên truyền thống tại Thừa Thiên Huế được người dân ven song Bồ giữ gìn hàng trăm năm qua. Đây là lễ hội mà ngoài việc phô diễn tại nghệ, sức khỏe của người chơi còn mang ý nghĩa rèn luyện sức khỏe, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu... Để có thể tham gia vào lễ hội đu tiền, quý khách có thể ghé thăm định làng Gia Viên, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền vào ngày mùng 4 tháng giêng hằng năm. Đặt hoa Huế

3. Hội vật làng Sình

Hội vật làng Sình Huế cũng sử dụng luật thi đấu vật dân tộc làm luật lệ cuộc thi. Các đô vật cần phải tìm cách vật ngửa được đối thủ không cho đối thủ đứng được dậy để trở thành người thắng cuộc. Đô vật cũng không được sử dụng những đòn đánh mang tính “triệt hạ” gây nguy hiểm cho đối thủ như các đòn bẻ, vặn, khóa khớp …Hội vật diễn ra vào ngày 10 tháng giêng tại làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Huế.
 

4. Lễ hội Cầu Ngư ở Huế - Lễ hội Huế của người dân chài

Lễ hội cầu ngư là một lễ hội mang nét đặc sắc của người dân miền ven biển thuộc làng Thái Dương Hạ. Lễ hội chia ra làm 2 phần chính: Phần lễ và phần hội. Phần lễ người dân sẽ chuẩn bị lễ để dâng lên thành hoàng vào sáng sớm. Phần hội, người dân sẽ khoác lên mình trang phục ngư dân và tái hiện lại cảnh sinh hoạt trên biển. Ngoài ra, lễ hội còn có những buổi lễ cầu an long trọng mong cho một năm thuận buồm xuôi gió với những ngư dân ven biển. Lễ hội diễn ra tại Làng Thái Dương Hạ, Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế vào ngày 12 tháng giêng hằng năm. shop hoa tươi huế
 
 

5. Lễ hội làng bún Phú Đô

Lễ hội ở Huế làng bún Phú Đô được tổ chưc vào ngày 22 tháng giêng hang năm tại Đền thờ Bà Bún, làng Vân Cù, huyện Hương Trà, TP. Huế. Lễ hội được tổ chức để cầu một năm mới may mắn, sung túc và bình an cho dân làng và người dân thập phương. Sáng sớm ngày 22/1 âm lịch, người dân sẽ chuẩn bị sản phẩm truyền thống của làng nghề mình cùng với các sản phẩm nông nghiệp khác dâng lên Bà Bún. Kết thúc phần lễ là phần hội với lễ rước kiệu Đức Thánh Cả, Đức Ông và Hai Bà (Đức tổ nghề bún Nguyên Thơ cùng hai bà: Bà An và Bà Phương ). Đây là một nét đẹp văn hoá truyền thống của làng Vân Cù mà du khách có thể đến và trải nghiệm.

  • Ngày đăng: 26/05/2022
  • Bình luận: 0

Viết bình luận