Zalo

Cây lá đắng

18/11/2020

Cây lá đắng ở Thanh Hóa hay còn gọi là cây mật gấu, mã hổ, hoàn liên ô rô, lá lằng. Shop hoa quận Liên Chiểu của Điện hoa Đà Nẵng giới thiệu cây lá đắng

Cây lá đắng hay còn gọi là cây mật gấu, mã hổ, hoàn liên ô rô, lá lằng. Đây là một cây thuốc nam với vị đắng đặc trưng, có nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời.

Ở vùng Thanh HóaNghệ An, canh đắng hay còn gọi là canh lá đắng trở thành món ăn truyền thống khó quên của người dân nơi đây. Mới ăn lần đầu thường khó khăn với những người khách lạ do vị đắng ở miệng, tuy nhiên món ăn lại đem tới vị ngọt hậu ở vòm họng khi vừa nuốt. Đối với những người đã từng thưởng thức món ăn 3, 4 lần trở lên thì canh đắng lá đắng trở nên hấp dẫn kỳ lạ.

Canh đắng lá đắng thường dùng các lá bánh tẻ khi nấu. Lá đắng có thể dùng tươi hoặc khô, thái nhỏ lá đắng phơi khô dùng nấu canh dần.

Khi nấu canh, khi nồi canh đã sôi Thêm lá đắng xong thì bê nồi xuống liền hoặc tắt lửa bếp, vì càng để lâu nồi canh sẽ càng tăng vị đắng hơn. Ngoài vị đắng thì nồi canh còn có hương thơm đặc trưng từ tự nhiên rất hấp dẫn. Thực phẩm nấu ăn phù hợp món canh lá lằng thường là thịt băm hoặc nấu với tôm, cá đồng. Thứ gia vị rau rừng cũng là thứ dược liệu quý của rừng núi, canh đắng giống như nhiều loại rau rừng khác ngoài tác dụng làm món ẩm thực văn hóa đơn thuần, nó còn nhiều tác dụng tốt khác cho sức khỏe như: thanh nhiệt trong mùa nóng, kích thích thèm ăn, tốt cho tiêu hóa, và đặc biệt hơn nồi canh lá đắng còn có tác dụng chống ngộ độc cho gan rất tốt, nhất là trước những tác hại của rượu bia.

Vỏ rễ cây lằng được sử dụng làm vị thuốc trong bài bó xương gãy hoặc chấn thương. Rượu ngâm vỏ rễ cây lằng dùng đúng liều lượng và thường xuyên có tác dụng bồi bổ cơ thể rất lợi ích, đặc biệt có nhiều công dụng tốt cho điều trị nhiều bệnh ở bộ phận sinh dục như: đàn bà ngứa âm hộ, đàn ông liệt dương, viêm tinh hoàn. Tuy nhiên phụ nữ có thai thì không nên dùng.

  • Ngày đăng: 18/11/2020
  • Bình luận: 0

Viết bình luận