Zalo

Di tích lịch sử mộ cụ Trần Thuyết và Chi bộ Đồng

01/01/2021

Di tích lịch sử mộ cụ Trần Thuyết và Chi bộ Đồng nằm trên địa bàn thành phố Tam Kỳ. Shop hoa tươi Tam Kỳ 0925928668 giới thiệu hai di tích lịch sử này

Di tích lịch sử Mộ cụ Trần Thuyết

Cụ Trần Thuyết có tên gọi khác là Trần Văn Vinh (tự Mục Thuyết). Cụ sinh ngày 13 tháng 6 năm Đinh Tỵ, Tự Đức thứ 11 (1857). Chánh quán Tân Thượng xã Tây Giáp, Đức Hoà Trung tổng, huyện Hà Đông, phủ Thăng Hoa, Quảng Nam dinh. Hiện nay là xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Tài liệu khác có ghi cụ ngụ cư làng Phước Lợi, tổng Phước Lợi Thượng, phủ Tam Kỳ (tên cũ của thành phố Tam Kỳ, huyện Núi Thành và huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam ngày nay).
 
Chiều ngày 18 tháng 3 năm 2007, lực lượng thi công trong khi đào móng trụ điện trên tuyến đường Nam Quảng Nam đã phát hiện ngay dưới hố móng trụ điện, ở độ sâu 1 mét thuộc khối phố 1, phường An Sơn, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam có một hài cốt đã mất đầu và một tay. Hài cốt này ngay cạnh bia quản lý di tích cụ Trần Thuyết. Các cơ quan chức năng và ngành văn hóa thành phố Tam Kỳ xác định đây chính là hài cốt của cụ Trần Thuyết.
 
Trong hai năm 1885 - 1886, cụ Trần Thuyết bỏ làm hào mục và tham gia cuộc kháng Pháp do Đề đốc Trần Văn Dư lãnh đạo. Năm 1887, cụ cùng anh ruột là cụ Trần Hành ứng nghĩa phong trào Cần Vương do Nguyễn Duy Hiệu lãnh đạo. Tuy nhiên, phong trào Cần Vương bị thất thủ, cụ lên làng Phước Lợi ngụ cư.
 
Đầu thế kỷ XIX, dưới chế độ hà khắc của thực dân Pháp, giai cấp nông dân Việt Nam bị phân hoá sâu sắc, mất ruộng đất, đói khổ bị đẩy vào cuộc sống cùng cực. Không chịu nổi thống khổ đó, nhân dân Quảng Nam cùng với các địa phương trong cả nước, tự phát, đồng loạt vùng lên biểu tình đòi thực dân Pháp và chế độ phong kiến giảm sưu thuế.
 
Năm 1904, cụ tham gia phong trào Duy Tân, mộ phu khai phá đồi Thày Lay ở làng Phước Lợi, lập đồn điền trồng quế và chè. Cụ đã xuất tiền xây dựng chợ Cây Cốc để nhân dân buôn bán. Cụ tham gia sáng lập thi xã phủ Tam Kỳ, quyên tiền cho học sinh du học tại Nhật Bản ủng hộ phong trào Đông Du. shop hoa tươi Tam Kỳ
 
Năm 1908, phong trào kháng thuế nổi lên đều khắp trong tỉnh Quảng Nam, được nhiều sĩ phu yêu nước hưởng ứng. Cụ Trần Thuyết trở thành thủ lĩnh phong trào kháng thuế phủ Tam Kỳ. Ngày 9 tháng 3 năm 1908, phong trào nổ ra đầu tiên tại huyện Đại Lộc. Sau đó, phong trào lan đến Phủ Lỵ Tam Kỳ và toả rộng trên toàn tỉnh. Hàng ngàn người tham gia biểu tình tại Phủ Tam Kỳ do cụ Trần Thuyết lãnh đạo. Cụ dẫn đầu bao vây Phủ đường hô vang khẩu hiệu “Dân ta xin quan Đại Lý giao đề đốc để ăn gan”.
 
Thực dân Pháp dùng vũ lực đàn áp dã man đoàn biểu tình và bắn giết hàng trăm người. Riêng cụ Trần Thuyết bị bắt giam, tra tấn cực hình và xử chém đầu vào ngày 16 tháng 4 năm 1908 tại gò Mã Đông, phủ Tam Kỳ. Hiện nay, địa điểm này là khối phố 1 phường An Sơn, thành phố Tam Kỳ.

Di tích lịch sử Cách mạng Chi bộ Đồng

Di tích lịch sử Cách mạng này hiện tọa lạc trong khuôn viên của trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm đường Thanh Hóa, phường Hòa Hương, thành phố Tam Kỳ. shop hoa tươi Tam Kỳ
 
Ngày 20/7/1957, Chi Bộ Đồng được thành lập gồm các đồng chí Phạm Ngọc Dũng, Nguyễn Thị Kiểm, và Nguyễn Thị Ngọc theo sự chỉ đạo của Khu ủy khu V về việc tổ chức các cơ sở hoạt động trong lòng địch. Sự kiện diễn ra tại khu rừng Cửu Toàn thuộc phường I lúc đó gọi là Hương Sơn và Hương Trà. Đến tháng 4 năm 1963 Chi bộ đã kết nạp thêm 04 đồng chí là Huỳnh Sang, Võ Thị Thọ, Bùi Lễ và Đặng Thị Liên.
 
Hằng đêm những con đò lặng lẽ xuôi ngược trên dòng sông Tam Kỳ vượt qua những họng súng và ổ phục kích của quân thù dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi Bộ Đồng đưa các đồng chí lãnh đạo của Đảng về cơ sở. Những chuyến đò kiên trì vận chuyển lương thực và thuốc men cho những thanh niên ưu tú của vùng giải phóng.
 
Nhiều cơ sở nuôi giấu cán bộ được xây dựng qua sự vận động của Chi bộ. Các cơ sở nuôi giấu cán bộ móc nối, tổ chức được nhiều cơ sở nội tuyến trong lực lượng nghĩa quân Châu Thành, lính gác cầu, Bưu  điện, nhà Máy đèn. Nhờ đó, phong trào cách mạng ngày càng phát triển mạnh. Nhiều trận trận diệt ác, phá ấp chiến lược, đánh vào Cầu Tam Kỳ, Quận Lỵ Tam Kỳ, tỉnh đường Quảng Tín, Bưu điện, Nhà Máy đèn, kho xăng, trụ sở Quốc dân Đảng ... đã liên tục diễn ra gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề. shop hoa tam kỳ
 
Nhận được chỉ thị của thường vụ Thị ủy Tam Kỳ chuẩn bị cho cuộc đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968, Chi bộ đã tích cực xây dựng thêm cơ sở củng cố các cơ sở nội tuyến, tiếp nhận đội công tác và các đồng chí lãnh đạo về chỉ đạo cuộc tổng tiến công và nổi dậy. Hơn 100 quần chúng đã được Chi bộ vận động xuống đường đấu tranh chính trị.
 
Địch tăng cường đàn áp dã man sau mùa xuân 1968 bọn nhưng các đồng chí ở Chi Bộ Đồng vẫn kiên cường bám trụ, tích cực xây dựng cơ sở, nắm tình hình địch, chờ thời cơ nổi dậy giải phóng quê nhà ngày 24 tháng 3 năm 1975. Chi bộ Đồng đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước qua 18 năm hoạt động liên tục, bền bỉ và kiên cường ngay trong lòng địch. điện hoa tam kỳ quảng nam

  • Ngày đăng: 01/01/2021
  • Bình luận: 0

Viết bình luận