Zalo

Địa đạo Ngọc Sơn, huyện Thăng Bình

14/11/2020

Shop hoa Hà Lam 0925928668, Thăng Bình của Điện hoa Quang Nam trích bài đăng của tác giả Ngoc Thanh Tran trên facebook về địa đạo Ngọc Sơn

Vừa rồi, Xã Bình Phục, huyện Thăng Bình quê tôi, được đón nhận Bằng công nhận Di tích lịch sử cấp tỉnh cho địa đạo núi Ngọc Sơn. Nhiều người con ở xã Bình Phục và huyện Thăng Bình cũng tỏ ra khá ngạc nhiên về địa đạo này, vì lâu nay thấy ít ai nhắc đến. Là người con quê hương, cách đây gần 20 năm tôi đã có bài viết trên Báo Quảng Nam và Tập san Diễn đàn Nhân dân – Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam có giới thiệu sơ bộ về Núi Ngọc Sơn và địa đạo này, xin ghi lại và bổ sung để các bạn biết thêm một địa danh đáng yêu của quê mình.
 
Shop hoa Hà Lam Thăng Bình
 
Địa đạo Ngọc Sơn thuộc xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam được khởi công xây dựng từ năm 1947, là hậu phương, vùng tự do của ta trong kháng chiến chống Pháp, được xây dựng theo chủ trương chống địch càn quét, mở rộng lấn chiến vùng kháng chiến nhằm làm suy yếu lực lượng và hậu cứ của ta.
 
Theo nhiều nhân chứng lớn tuổi tại địa phương kể lại, địa đạo Ngọc Sơn được quân và dân trong xã xây dựng từ tháng 10 năm 1947 mãi một năm sau mới hoàn thành, có chiều dài gần 1 km, chiều rộng 1m, chiều cao 1,2 m, nằm sâu và chằng chịt trong lòng núi Ngọc Sơn. Người chỉ huy là ông Mai Ha, sau này là đại tá quân đội nhân dân Việt Nam hy sinh tại chiến trường khu 5 trong kháng chiến chống Mỹ.
 
Núi Ngọc Sơn còn có tên gọi là núi Rướn có lẽ đây là một ngọn núi hiếm hoi nằm giữa đồng bằng, phía trước là một bàu nước lớn gọi là bàu Bàng, sau núi là một động cát trắng mênh mông và có một bàu nhỏ gọi là bàu Nước. shop hoa hà lam thăng bình
 
Shop hoa tươi Hà Lam Thăng Bình
 
Theo truyền thuyết dân làng kể lại thuở xưa có một người khổng lồ gánh đất lấp biển không may bị trượt, vết chân trượt tạo thành bàu Bàng, gánh đất đổ xuống biển thành Cù lao Chàm, hai hòn đất thì bị văng ra thành núi Ngọc Sơn và núi Dê - núi Hà Lam (cũng được ghi trong Quảng Nam toàn đồ - vị trí thứ 37).
 
Núi Ngọc Sơn không rộng và không cao lắm, nhưng có hai cụm núi độc lập là núi Làng và núi Chùa. Núi Làng còn có ba ngọn núi nhỏ gọi là Dốc Cai, Dốc Rèn và Dốc Bếp.
 
Ngày xưa núi Ngọc Sơn có nhiều loại cây như cốc, trâm, sơn mã, mùn, bứa..., đặc biệt là xoài, xoài được trồng thành vườn, cho nhiều quả chín ngon ngọt. Núi nhiều cây tạp và bụi rậm, nơi lý tưởng cho nhiều loài chim thú sinh sống như: thỏ, chồn, nhiếm ..., nhiều loại chim đến chọn làm tổ như: quạ, cà cưởng, bù chao, chèo bẻo ... mùa hè lội vào núi nghe như một dàn hợp xướng đủ loại tiếng chim. gửi điện hoa thăng bình
 
Núi Chùa đứng tách rời nằm ra phía sau dựa lưng bên bàu Nước. Trong ký ức và tâm tưởng của người dân nơi đây núi Chùa là nơi linh thiêng, huyền bí. Một ngọn núi đơn độc giữa đồng bằng như vậy thời gian cách đây không lâu lại có cọp về sinh sống.
 
Những bậc cao niên trưởng lão kể lại rằng, núi Chùa cây cối um tùm, có nhiều phiến đá lớn dựng thành những hang, hóc dễ cho loài thú làm hang ổ. Cọp về sống trong một hang lớn, được tạo dựng bởi hai phiến đá to, tạo thành một mái che, mưa gió không lọt vào (Hiện nay hang cọp, người dân nơi đây gọi là hang ông, vẫn còn) cọp về sống nơi đây thành ra ít ai dám vào núi, đêm đêm nhà nhà đều đóng cửa kín mít, cọp thường đi rình mồi lại hay vào xóm bắt cả heo, bò, dọa người.
 
Nhưng sau đó không biết từ đâu đó một vị sư già dắt theo một con chó đến ngọn núi này lập một am nhỏ để tu hành, sau này mở rộng thành chùa - nên ngọn núi này gọi là núi Chùa. Hằng đêm trong vắng lặng một mình nhà sư tụng kinh, gõ mõ, tu hành. Từ ngày nhà sư về đây ít thấy cọp xuất hiện trong làng. Đêm đêm tụng kinh, gõ mõ, cọp lại xuất hiện gần chùa. Ban đầu nhà sư tưởng cọp rình để ăn thị mình hoặc bắt con chó của nhà chùa. Nhưng đêm nào hễ bắt đầu gõ mỏ tụng kinh lại thấy cọp xuất hiện, dần dà cọp và chó quen nhau, quấn quýt bên nhau. Cọp vào sát trong hiên chùa nằm lim dim nghe nhà sư gõ mõ, tụng kinh.
 
Nhiều lần lặp lại như vậy nhà sư thấy cọp và chó dường như có “căn tu” nên thầy làm lễ qui y cho chó và cọp, đặt tên cho chó là Điệu Vá , cho cọp là Điệu Vằn. Từ đó bà con mới dám đến chùa và chứng kiến sự lạ trên. Nhưng không lâu sau đó nhà sư qua đời, người dân đến an táng vị sư ngay sau chùa, Điệu Vằn và Điệu Vá buồn bã bỏ cả ăn uống suốt ngày ra nằm bên mộ thầy, sau đó cũng chết bên mộ nhà sư, dân làng biết chuyện đều thương tiếc. Từ cái am nhỏ này, tộc Võ -Hà Lam đến mua đất dựng chùa. Một ngôi chùa cổ thâm nghiêm, u tịch phù hợp với cảnh núi Ngọc Sơn nhưng đến năm 1967 thì bị bom Mỹ đánh sập hoàn toàn.
 
Dốc Rèn nằm sát mé bàu Bàng nhô ra như một nhà thủy tạ. Nơi đây sau mùa gặt hoặc những ngày lễ, tết bà con ở đây thường tổ chức đua ghe tạo ra không khí sôi động, phấn khởi cả một vùng. Làng Ngọc Sơn chia ra thành sáu phái, mỗi phái có một ghe, tục đua ghe có từ lâu đời và tồn tại cho đến bây giờ. shop hoa tươi hà lam
 
Trên Dốc rèn có một ngôi đền thiêng, thường những năm trời hạn hán dân làng thiếu nước uống, bàu lúa khô cháy, cây cối héo úa, các cụ bô lão tập trung về đền, dưới gốc cây bồ đề cổ thụ, tự nguyện ăn chay, nằm đất và cầu khấn. Thường phải ăn chay nằm đất đúng một tuần, sau lễ hạ cờ, "bái tất" cũng là lúc sấm chớp ầm ầm nổi lên và trời bắt đầu đổ mưa dồn dập. Dân làng ai nấy đều hả hê. Nhưng từ ngày có công trình thuỷ lợi Phú Ninh nước tưới chảy tận đến làng Ngọc Sơn, bàu Bàng, người dân nơi đây bỏ tục cầu mưa.
 
Sau dốc Bếp trước đây tồn tại một chợ quê sầm uất, chợ đông dưới những gốc cây cốc cổ thụ vài người ôm không xuể và dọc theo hai hàng cây trâm thẳng tắp, xanh mát quanh năm. Chợ núi Ngọc Sơn giao thương với chợ Được (Bình Triều) với chợ Mù U (Bình Giang) phía dưới, và chợ Hà Lam phía trên. Chợ bán hàng nông sản và sản phẩm chính là vải thô tự dệt (nghề trồng bông, dệt vải ở làng Ngọc Sơn cũng rất nổi tiếng, nhưng chỉ tồn tại đến hết thời kháng chiến chống Pháp).
 
Núi Làng ngày ấy có nhiều hang đá lô nhô, cây cối rậm rạp um tùm, nơi đây cũng lại có một ngôi chùa nhỏ và sau núi là mã tiền hiền Ngọc Sơn cổ kính thâm nghiêm, người khai khẩn, khai cơ núi Ngọc Sơn, bàu Bàng.
 
Điều ít ai biết đến là dưới lòng núi Ngọc Sơn có một hệ thống địa đạo dài cả cây số được đào trong thời chống Pháp (Địa đạo không rộng và dài như địa đạo Kỳ Anh - Tam Kỳ). Ngọc Sơn thời chống Pháp là vùng tự do, bộ đội ta thường về trú quân, dưỡng quân dùng địa đạo để tránh bom và đề phòng địch nhảy dù đổ quân. Đến thời chống Mỹ du kích xã Bình Phục đào thêm một số công sự nối với địa đạo chằng chịt dưới lòng đất. Từ đây tạo nên những chiến công lớn của quân và dân Ngọc Sơn anh hùng.
 
Năm 1964, thôn Ngọc Sơn xã Bình Phục, cùng với các xã vùng Đông Thăng Bình được giải phóng, địa đạo Ngọc Sơn được sử dụng trở lại làm nơi ẩn nấp, chống địch càn quét. Vào tháng 8 năm 1964, du kích địa phương cùng lực lượng D 70, V15 (huyện đội Thăng Bình), dựa vào thế hiểm yếu của địa đạo đã đánh tan một đại đội địch càn quét khu vực này bắt sống một số chỉ huy của đại đội đi càn quét.
 
Năm 1966, địch tổ chức các nhóm Ám kịch luồn sâu vào vùng giải phóng tổ chức ám sát và đánh phá các cơ sở cách mạng, gây hoang mang trong quần chúng, nhưng cũng nhờ vào thế hiểm yếu của địa đạo này, một số toán lính địch đã bị tiêu diệt. Từ đó, địch ít dám đi những toán nhỏ, mà phải huy động lực lượng lớn mới dám xuống càn quét khu vực nầy.
 
Năm 1967, lính Mỹ tổ chức một trận càn lớn tại Ngọc Sơn, chúng cho máy bay trực thăng đổ bộ từ những nổng cát lớn phía ngoài, từ đó đánh ập vào trong núi nhằm nhiều tiêu diệt lực lượng của ta. Lúc này, quân chủ lực đã rút chỉ còn lực lượng mỏng của du kích xã ở lại trực chiến. Các du kích lui xuống địa đạo trú ẩn, không may, trời mưa để lại nhiều dầu chân, và nhiều đàn dơi dưới hầm bay lên, bị địch phát hiện. Nhiều đạn hơi cay, lựu đạn ném xuống địa đạo làm một số đồng chỉ bị thuơng; nhờ đêm tối một số đồng chí thoát ra các ngách an toàn. Sau đó địch tập trung khai quật địa đạo, phá hỏng nhiều đoạn, một số du kích và cán bộ xã còn lại bị chúng bắt giải đi. Chúng dùng nhiều khối thuốc nổ phá nát miệng hầm và một số đoạn của địa đạo.
 
Sau Tết Mậu Thân, địch mở chiến dịch “Bình định”, càn quét lấn chiếm lại vùng giải phóng. Ngọc Sơn là một điểm bị đánh phá quyết liệt nhằm xóa hẳn “căn cứ địa” ở khu vực này. Đến năm 1970, địch kiểm soát lại hoàn toàn xã Bình Phục, gây tổn thất lớn cho nhân lực và phong trào. Núi Ngọn Sơn thành một cứ điểm án ngữ vùng đông Thăng Bình rất lợi hại của địch. Cán bộ, đảng viên xã Bình Phục lúc này phải sinh hoạt ghép với chi bộ xã Bình Giang.
 
Dựa vào thế này, tháng 8 năm 1972, đội công tác xã Bình Giang và Bình Phục phối hợp với tiểu đoàn 72 quân chủ lực vây đánh đồn Núi Ngọc Sơn, từ tờ mờ sáng đến tận chiều tối. Địch chi viện thêm quân từ quận lỵ Thăng Bình; ta thì dựa vào địa thế của địa đạo và quen thuộc địa hình, đã làm tổn thất nhiều sinh lực địch, bắt sống được tên chỉ huy đại đội trưởng, sau đó rút quân an toàn để bảo vệ lực lượng.
 
Tiếp đến, địch tiếp tục chặt phá cây cối, san ủi mặt bằng, cày lấp địa đạo, gần như xóa thành bình địa, cho nên ngày nay khó có thể thấy lại dấu vết khu địa đạo Ngọc Sơn ngày xưa.
 
Ghi nhận và công nhận một di tích lịch sử như địa đạo Ngọc Sơn cũng là tỏ lòng với quá khứ đau thương và anh dũng, thật đáng trân trọng!
 
Xa quê hương rất lâu, nhưng Ngọc Sơn, Bình Phục vẫn hằn sâu trong tôi bao kỷ niệm yêu thương của một thời thơ ấu…

  • Ngày đăng: 14/11/2020
  • Bình luận: 0

Viết bình luận