Zalo

Địa điểm du lịch ở Thăng Bình, Quảng Nam

22/01/2021

Shop hoa tươi Hà Lam, Thăng Bình 0925928668 giới thiệu một số điểm du lịch ở Thăng Bình mà Quý khách nên tham quan khi đến đây. Shop hoa thị trấn Hà Lam hân hạnh phục vụ điện hoa ở huyện Thăng Bình

Hố Thác

Nằm trên địa phận xã Bình Phú, cách thị trấn Hà Lam khoảng 15km về hướng Tây. Khu du lịch này được thiên nhiên ưu đãi nhiều đặc lợi: suối chảy róc rách, xung quanh là rừng cây cổ thụ, địa hình đẹp. Phong cảnh nơi đây là sự kết hợp giữa núi rừng bao la với những dòng nước nhỏ trắng xóa trên những tảng đá to đẹp, mát mẻ, giúp chúng ta quên đi những mệt mỏi, ưu tư.
 
Từ trên những mõm núi nhìn xuống, có thể bao quát được cả một không gian của hồ Phước Hà, hồ Cao Ngạn, những cánh đồng lúa xanh bát ngát. Tại đây du khách có thể thưởng thức, chiêm ngưỡng được phong cảnh hữu tình của thiên nhiên. Đặc biệt, du khách có thể tận tay bắt những con cá, con ốc trong các khe đá… Đến với Hố Thác, du khách có thể thư giản, vui chơi trong một không gian mát mẻ, yên tĩnh. Hệ thống giao thông thuận lợi (có tuyến đường Quốc lộ 14 E và tuyến đường Ngã ba Bình Quý - Hà Châu) shop hoa thị trấn hà lam

Giếng Tiên

Là một ao nước thuộc thôn Vân Tiên xã Bình Đào. Từ Hà Lam, theo đường QL14E về phía Đông khoảng 6km đến ngã tư liên xã Bình Đào – Bình Dương, rẽ phải về hướng Nam khoảng 3km. Tương truyền rằng, ngày xưa không rõ từ khi nào, nơi này có một cái Giếng do thiên nhiên ban tặng rất đẹp, nước trong vắt không bao giờ cạn, vì vậy các nàng tiên thường đến đây tắm và cái tên Giếng tiên có từ lúc ấy. Và cũng tại đây, vào khoảng giữa thế kỷ XVI, chúa Nguyễn Phúc Trăn giữ chức Chưởng cơ thuần tôn công thần tả quân đô đốc thiếu bảo công quận công khi tuần du qua đây đã lấy được một người thiếu nữ đẹp như tiên làm vợ. Bà tên là Trần Thị Quý (Hoàng Triều Thế phả ghi là Diệu). Bà sinh ngày 9/05/1652 (Nhâm Thìn) và mất ngày 22/01/1729 (Kỷ Dậu), mộ táng tại làng Trúc Lâm tỉnh Thừa Thiên Huế shop hoa hà lam thăng bình
 
Đây là nơi cho những ai thích thư giản bằng hình thức câu cá, nghỉ mát. Hiện nay Giếng Tiên đã được tu bổ lại, dòng nước ở đây về mùa Hè thì mát mẻ, về mùa Đông thì ấm.

Sông Trường Giang

Sông Trường Giang có chiều dài hơn 70km, chạy dọc theo bờ biển Đông, bắt nguồn từ Duy Xuyên, qua Thăng Bình đến Tam Kỳ, Núi Thành và cuối cùng đổ ra cửa An Hòa. Các dòng sông nhỏ như Ly Ly, Tam Kỳ, Vĩnh An đều đổ ra sông Trường Giang. Về với Trường Giang vào tháng ba đến tháng tám bạn sẽ được thấy quang cảnh khác lạ, dòng sông được be bờ, đắp hồ thẳng tắp tạo thành những hồ nuôi tôm, nuôi cua, nuôi cá nước lợ. Những đêm không trăng dòng sông vẫn sáng bừng nhờ những ngọn đèn neon đồng loạt được thắp lên. Sáng tinh mơ, thuyền bè xuôi ngược nhộn nhịp, kẻ bán, người mua cửa hàng hoa hà lam thăng bình
 
Nước sông êm đềm, dọc hai bên bờ sông là hai hàng dừa nước tạo nên phong cảnh thật hữu tình, dạo thuyền trên sông ta có thể câu cá hoặc xem người dân thả cá, thả nò, hát hò khoan đối đáp…

Bàu Hà Kiều

ọa lạc ở trung tâm thị trấn Hà Lam. Tương truyền, xưa kia, ở làng Hà Lam có một khe nước chảy, có sen mọc ở dưới khe, nên khe có tên chữ là Hà Khê. Ngoài chữ “Hà” như đã nói thì chữ “Khê” có nghĩa là khe nước. Khe nước này ngăn cách hai ấp là ấp Trung và ấp Thị, có bắc một cây cầu bằng tre ngang qua, trông rất đơn sơ, giản dị. Thế cho nên trong tấm bia Hà Kiều có khắc dòng chữ “Ngô hương Hà Khê hữu kiều cổ hỷ” (Khe Sen làng ta ngày xưa có một cây cầu). Chung quanh Hà Kiều có nhiều sự tích khá hấp dẫn và lý thú.
 
Nửa sau thế kỷ XIX, ở làng Thăng Bình có hai nhân vật nổi tiếng. Đó là cụ Hà Đình Nguyễn Thuật (1842 -1911) và cụ Sơn Phòng Nguyễn Tạo. Từ nhỏ, hai cụ đã nổi tiếng học giỏi. Lớn lên, khi đi thi, hai cụ đều đỗ đạt cao, làm rạng danh làng xóm. Trong lúc cụ Nguyễn Tạo đỗ cử nhân thì cụ Nguyễn Thuật đỗ phó bảng. Cả hai được ra làm quan trải qua nhiều đời vua... Trong đó, cụ Hà Đình Nguyễn Thuật làm đến chức Đông Các Đại học sĩ, một chức vụ được xem như tứ trụ của triều đình Huế. Tuy làm quan lớn, nhưng với quê hương, hai cụ cũng rất có nghĩa với bà con, làng xóm. Tương truyền, cả hai cụ là những người khởi xướng, vận động bà con xây dựng công trình thủy lợi, dẫn nước tưới cho đồng ruộng, xây cầu khá chắc chắn để nhân dân dễ dàng qua lại shop hoa tươi hà lam thăng bình
 
Nguyên thời trước, để trồng lúa, người dân Hà Lam phải lấy nước ở khe nước tự nhiên chảy qua làng. Đó là Hà Khê. Nhưng nước khe làm sao đủ để tưới, nhất là trong những năm hạn hán? Không có nước, họ đành đứng nhìn cây lúa héo dần, chết dần. Hiểu được tình cảnh của dân làng, các cụ mới khởi xướng đào khe sâu và rộng để dẫn nước từ sông Ly Ly vào, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Dân làng ai nấy đều hăng hái tham gia. Kẻ góp sức, người góp công. Chẳng bao lâu sau, từ khe nước nhỏ có tên Hà Khê, khe đã biến thành bàu, tên chữ là Hà Trì, tức bàu sen. Gọi là bàu nhưng bàu này khá dài, lại uốn lượn thành chín khúc, nên người xưa còn gọi là cửu khúc Hà Trì. Từ khi công trình đào khe Hà Khê hoàn thành, nước từ sông Ly Ly chảy vào nhiều, tạo điều kiện cho người dân đưa nước vào đồng ruộng, phát triển sản xuất nông nghiệp.
 
Bên cạnh việc vận động nhân dân xây dựng công trình thủy lợi, các cụ còn vận động nhân dân xây cầu. Theo sử liệu, vào năm Thành Thái thứ hai, tức năm 1890, cụ Sơn Phòng Nguyễn Tạo và cụ Hà Đình Nguyễn Thuật đề xướng lạc quyên để xây dựng lại cây cầu bắc ngang qua ấp Trung và ấp Thị. Nguyên cầu cũ là cầu tre, rất tạm bợ, lại xuống cấp, gây nguy hiểm cho người dân qua lại, đặc biệt trong mùa mưa bão. Cây cầu mới có ba nhịp, được xây dựng khá chắc chắn, xây cuốn, ở giữa lót ván nên có tên là cầu Ván. Cũng từ đó, danh xưng Hà Kiều mới được hình thành. Đặc biệt, cụ Sơn Phòng Nguyễn Tảo đã góp tổng cộng 300 quan tiền, một số tiền khá lớn lúc bấy giờ để xây dựng công trình thủy lợi ở Hà Trì và bắc cầu Hà Kiều.
 
Hiện nay, cầu gỗ Hà Kiều không còn. Thay vào đó là chiếc cầu xi-măng khá vững chắc. Tuy nhiên, ở Hà Kiều vẫn còn lưu lại di tích quý là tấm bia được lập thời Thành Thái thứ mười hai, tức năm 1900. Bia nói về việc làm cầu, ghi lại công  sức đóng góp của bà con, làng xóm, như ghi lại một dấu ấn lịch sử. Theo các bô lão làng Hà Lam, thời xưa, nhà cụ Hà Đình Nguyễn Thuật, còn gọi là cụ Thượng Hà Đình, một danh nhân nổi tiếng của xứ Quảng, quay hướng ra cầu. Cổng nhà xây khang trang cổ kính, bên bờ có hàng trúc ngày ngày soi bóng xuống bàu sen. Trước cảnh đẹp Hà Kiều, sinh thời, cụ Hà Đình có sáng tác hai câu thơ “Thập lý  hà phong hương bất đoạn/ Bản kiều tây bạn thị ngô gia”. Nghĩa là “Mười dặm hương sen mùi còn thoảng/ Bờ tây cầu ván ấy nhà ta”. Thế cho nên, xưa, theo cách nói dân gian, người ta thường gọi bàu sen Hà Trì là bàu cụ Thượng. Cụ Thượng ở đây là cụ Thượng Hà Đình!
 
Ngày nay, Hà Kiều trở thành trung tâm vui chơi giải trí của người dân quanh vùng. Hiện nay, bàu Hà Kiều đang được đầu tư để phát triển thành công viên văn hóa, là trung tâm vui chơi, giải trí không chỉ phục vụ nhu cầu của người dân địa phương mà còn thu hút khách thập phương.

Bãi biển Bình Minh

Cách Quốc lộ 1 chừng 7km về phía Đông, biển Bình Minh huyện Thăng Bình khá hoang sơ dưới cái nắng đầu mùa, đây là một trong những bãi biển đẹp của tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Thăng Bình nói riêng. Giữa trưa, đi trên bãi biển dài hàng cây số vẫn cảm nhận được sự mát dịu của rừng dương và màu xanh nước biển, gợi cho khách niềm sảng khoái, bình yên như đang du ngoạn ở một chốn xa xôi chưa có dấu chân người. Biển Thăng Bình không chỉ ở Bình Minh mà còn kéo dài hơn 25km qua các xã Bình Hải, Bình Nam, Bình Dương, đầy mê hoặc. Cùng với đó là những làng chài nằm kề chân sóng, nơi các nghề thủ công truyền thống như đan lưới, vãi chài, hấp cá, làm mắm… qua hàng trăm năm vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn nét tinh hoa; đó còn là một vùng sinh thái rộng lớn ven dòng Trường Giang chảy qua các xã Bình Triều, Bình Đào, Bình Giang để hình thành lên những đầm phá, vuông tôm và các cánh rừng dừa ngập nước...

Vinpearl Land Nam Hội An

Địa chỉ: Bình Minh,Quận Thăng Bình, Quang Nam gửi điện hoa ở thăng bình
Vinpearl land Nam Hội An là khu phức hợp giải trí lớn nhất Việt Nam tại Quảng Nam. Tổ hợp gồm: khu vui chơi ngoài trời, khu vui chơi trong nhà, khu safari trên sông duy nhất ở Việt Nam, khu đảo dân gian, công viên nước (bãi tắm, khu vui chơi cảm giác mạnh, khu vui chơi gia đình và khu vui chơi dành cho trẻ em) phù hợp với mọi thành viên trong gia đình ở mọi lứa tuổi...
 
Nơi này chắc chắn sẽ là điểm đến không thể bỏ qua ở Đà Nẵng - Hội An cho bất kỳ du khách nào trên hành trình khám phá miền Trung Việt Nam

Phật viện Đồng Dương

Phật viện Đồng Dương là một trung tâm Phật giáo nổi tiếng không chỉ của Vương quốc Chămpa cổ mà của cả khu vực Đông Nam Á thời trung đại. Đây được xem là một thánh địa Phật giáo bởi quy mô đồ sộ của dấu tích kiến trúc còn lại và sự lan tỏa, ảnh hưởng về mặt văn hóa của nó với những khu vực xung quanh. Khu di tích đã bị tàn phá nặng nề bởi thiên nhiên và chiến tranh, hiện nay chỉ còn một mảng tường tháp mà nhân dân địa phương thường gọi là "Tháp Sáng", cùng với nền móng các công trình kiến trúc và một số đồ trang trí kiến trúc.
Vào năm 1901, nhà nghiên cứu người Pháp L.Finot đã tiến hành khai quật Phật viện và sau đó công bố đề tài của mình về di tích Đồng Dương, giới thiệu 229 hiện vật được phát hiện, nổi bật nhất là bức tượng Phật bằng đồng - cao hơn 1m được xem là nghệ thuật hoàn hảo và đẹp vào loại bậc nhất của khu vực Đông Nam Á.
 
Năm 1902, H.Parmentier tiến hành khai quật trên một quy mô lớn, do vậy đã thu hút các nhà nghiên cứu tìm về, đồng thời đánh giá đây là một trong những di tích quan trọng của Chămpa và Phật viện Đồng Dương chỉ thật sự được biết đến tầm vóc, quy mô của nó khi các nhà khoa học công bố kết quả nghiên cứu. Tại thời điểm đó, H.Pramentier tìm thấy kiến trúc chính của thánh địa này cùng nhiều tác phẩm điêu khắc quý giá. Theo khảo tả cuả ông, toàn bộ khu đền thờ chính và các tháp nằm lân cận phân bố trên một trục từ Tây sang Đông, dài khoảng 1.300m. Ngoài ra, còn phát hiện hệ thống nền gạch của một khu tăng xá, giảng đường nối nhau trên một chu vi rộng lớn, những viên ngói được tìm thấy cho phép ta liên tưởng đến một cấu trúc xây dựng bao gồm phần chánh điện dùng nơi thờ tự lễ bái, khu tăng xá - nơi lưu trú cho các chư tăng tu học và giảng đường - nơi diễn giảng. Có thể nói đây là một mô hình Phật viện khép kín rất lý tưởng cho đào tạo tăng tài.
 
Tháng 9/1996, Viện Khảo cổ học Việt Nam, trường Đại học Quốc gia Hà Nội và Bảo tàng Quảng Nam - Đà Nẵng đã phối hợp khảo sát tại làng Đồng Dương. Các nhà khảo cổ đã nhận thấy, ngoài những dấu tích kiến trúc của khu Phật viện, dấu vết cư trú của con người thời kỳ vương quốc Chămpa tại làng Đồng Dương không nhiều. Khu vực làng Đồng Dương khí hậu rất khắc nghiệt, đất đai khô cằn, lớp đất canh tác chỉ dày khoảng 40 - 50cm, có nơi chỉ dày 20cm, bên dưới là tầng đá ong, đây không phải là nơi thuận tiện để xây dựng kinh đô. Có thể nói Đồng Dương chỉ tuần túy là khu Thánh địa Phật giáo của vương quốc Chămpa, còn kinh thành Indrapura phải là một khu vực rộng lớn hơn, nằm ngoài khu Phật viện Đồng Dương.

  • Ngày đăng: 22/01/2021
  • Bình luận: 0

Viết bình luận