Zalo

Đình Phương Hòa và Phủ Tam Kỳ

30/12/2020

Di tích lịch sử Đình Phương Hòa và Phủ Tam Kỳ nằm trên địa bàn thành phố Tam Kỳ. Shop hoa Tam Kỳ 0925928668 giới thiệu hai di tích lịch sử này

Di tích Kiến trúc nghệ thuật đình Phương Hoà

Đình Phương Hòa đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật. Trước đây, đình tọa lạc tại làng Phương Hòa. Địa danh này là khối phố 3, phường Hoà Thuận, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam ngày nay. Đình là nơi sinh hoạt văn hóa lễ hội và thờ cúng các bậc Tiền hiền, Hậu hiền, ông tổ nghề làm bún Phương Hòa.
 
Ban đầu, đình được dựng tại xứ Bàu Môn trên một khu đất cao, rộng. Năm xây dựng không rõ. Dân làng quyết định chuyển đình xuống cách vị trí cũ 500m về phía cuối làng do làng thường xuyên gặp phải nhiều việc không may mắn. Năm 1832, đình lại được dời đến ấp Hòa Tây cũ, nay là Nhờ thờ tin lành Phương Hòa sát Quốc lộ 1A thuộc xứ Bàu Môn. Qua thời gian chiến tranh, đình đã bị tàn phá nên năm 1960 đình được tái dựng tại đồng Tro Xá bên trường Phương Hòa thuộc ấp Hòa Đông. Ngày nay, địa danh này là khối phố Phương Hòa Đông.
 
Tổng thể, đình mang kiến trúc hình chữ Nhật có mặt chính quay về hướng Đông. Kiến trúc đình Phương Hòa mang dấu bàn tay tài hoa của những người thợ làng mộc Kim Bồng, xã Cẩm Kim, thành phố Hội An và Văn Hà xã Tam Thành, huyện Phú Ninh. Hiện nay, ngôi đình không giữ được nhiều nét kiến trúc cổ nhưng hầu hết khung sườn gỗ, tránh, kèo nguyên thủy vẫn được bảo tồn. shop hoa tươi Tam Kỳ
 
Kiến trúc hình chữ nhật của đình gồm 3 gian hai chái, các gian này được liên kết với nhau bằng khung sườn gỗ mít. Các gian được liên kết với nhau bằng khung sườn gỗ mít. Có 30 cột bố trí 6 hàng dọc và 5 hàng ngang được nằm trên đá táng hình vuông. Đầu cột trong đình được liên kết với nhau bằng kèo kẻ chuyền với ba đoạn (tam đoạn). Các đầu và đuôi kèo chạm hình hoa lá và thú vật cách điệu riêng phần đuôi kèo lồng 3 và đầu kèo hiên (Cái ngạo) bị chôn vùi vào tường nên một phần hoa văn bị che lấp. Chiều cao của cột cái cột hàng nhất là 4,04m; chiều cao của hàng nhì (cột quân) là 2,97m; cột hàng ba 2,69m và cột hiện là 2,10m. gửi điện hoa ở Tam Kỳ
 
Phần kèo nóc liên kết mái tiền và mái hậu vẫn giữ kết cấu theo kiểu thức giao nguyên và đỡ bụng kèo. Đây là hình thức đơn giản của một đoạn gỗ ngắn (ấp quả) đỡ hai thân kèo ở phía trên, bên dưới của nó được chống bằng một trụ trốn (trỏng quả) có đế con tôm chạm khắc khá đẹp. Trên trụ trốn này có một cây xà cò (đòn đông hạ) lận cong hai đầu và nối suốt luôn 3 gian (phần bụng dưới cây xà cò này có khắc chữ Hán ghi rõ thời gian xây dựng đình). “Minh Mạng Nhị Thập Niên, Tứ Nguyệt Kiến Nhật Tạo Lập” nghĩa là được xây dựng vào ngày tốt, tháng tư, năm Minh Mạng thứ XVII (1832).
 
Phần đuôi trính ăn mộng xuyên qua cột cái (cột nhất tiền) được chạm khắc đầu Rồng cách điệu và đuôi kèo hiên đều chạm tỷ mỹ những hình Rồng, con giao cách điệu từ những hoa lá. Ngôi đình có kích thức chiều dài 14,120m x chiều ngang 9,420m. Hệ thống các cửa là cửa bảng khoa (bảng khoa) 4 cánh ở 3 gian. Phần nóc đình được lợp ngói âm dương hay còn gọi là ngói vồng. shop hoa Tam Kỳ

Di tích Lịch sử Phủ đường Tam Kỳ

Di tích lịch sử Phủ Đường Tam Kỳ tọa lạc tại Ủy ban nhân dân phường An Mỹ, thành phố Tam Kỳ. Trước đây, Phủ đường Tam Kỳ có khuôn viên rất khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 0,26ha đất. Các đơn vị hành chính được tập trung bố trí theo hình chữ U. Ngày nay, Phủ đường chỉ còn giữ lại cây sợp đại thụ làm dấu tích.
 
Sau khi xâm lược nước ta vào năm 1858 đến hiệp ước Patơnôt năm 1884, thực dân Pháp đã chính thức đặt nền Bảo hộ với chính sách chia để trị. Năm Thành Thái thứ 18 (năm 1906) người Pháp tham mưu cho Nam Triều đổi tên huyện Hà Đông thành Phủ Tam Kỳ. Phủ lỵ được dời từ làng Chiên Đàn (nay thuộc huyện Phú Ninh) về thôn An Hoà, xã Tam Kỳ (nay thuộc UBND phường An Mỹ). Địa thế của Phủ đường mới thuận lợi vì đường quốc lộ, ga xe lửa, đồn Đại Lý, nhà dây thép đồn Bang Tá, kho Bạc … Phủ Tam Kỳ có 7 tổng Vinh Quí, Phước Lợi, Đức Tân, Phú Quí, Chiên Đàn, Đức Hoà và An Hoà. cửa hàng hoa tam kỳ
 
Phủ đường tồn tại hơn 40 năm qua 9 đời tri phủ Từ Thiệp, Tạ Thúc Xuyên, Ưng Úy, Lê Trung Khoản, Phan Trúc Ngô, Trần Đạo Tề, Nguyễn Hữu Tựu, Các Văn Húy và Trần Kim Lý. Nơi đây cũng đã chứng kiến 03 cuộc khởi nghĩa lớn  Cuộc biểu tình chống sưu cao thuế nặng năm 1908; Phong trào khởi nghĩa Việt Nam Quang Phục Hội (1916) và phong trào khởi nghĩa cướp chính quyền 19/8/1945. điện hoa ở Tam Kỳ

  • Ngày đăng: 30/12/2020
  • Bình luận: 0

Viết bình luận