Zalo

Đồng Dương làng cộng cư Chăm Việt

13/01/2021

Shop hoa tươi Hà Lam, Thăng Bình 0925928668 trích đăng bài viết của Ngoc Thanh Tran về làng Đồng Dương nay là thông Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình. Nơi đây có di tích lịch sử Phật viện Đồng Dương

Làng Đồng Dương, nay là thôn Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam là một làng cổ của Quảng Nam. Đặc biệt hơn có lẽ đây làng “người Chiêm ở lại” sau biến cố năm 1471, và cũng là làng tiêu biểu của “cộng cư Chăm-Việt”.
 
Shop hoa Hà Lam Thăng Bình
 
Đồng Dương chính là kinh đô Indrapura của người Chiêm thời kì 875- 982. Văn bia Đồng Dương I cho biết năm 875, người Chiêm chuyển đô về phía Bắc lập nên kinh đô Indrapura “được trang hoàng lộng lẫy như thành đô của thần Indra trên thiên giới”.
 
Kinh đô này tồn tại hơn 100 năm cho đến năm 982 khi “vua (Lê Đại Hành) cất quân vào đánh …. thu được vàng bạc châu báu cả vạn, san bằng thành trì, phá hủy tông miếu” (theo Đại Việt Sử kí toàn thư) người Chiêm mới dời đô trở lại phía Nam và “kinh đô này vẫn còn dấu tích với thành quách lâu đài thuộc loại đẹp nhất còn lại cho đến đầu thế kỉ XX của đất nước Chiêm Thành xưa” (Hồ Trung Tú, Có 500 năm như thế , Nxb Đà Nẵng, 2012, trang 229) shop hoa hà lam thăng bình
 
Mặc khác, những người họ Trà ở Đồng Dương (với 120 hộ chiếm hơn 40% dân số của thôn) cũng cho rằng thủy tổ của tộc Trà ở đây là ông Hai Lánh, một người có huyết thống 100% Chiêm Thành nhưng lại bị “mang tiếng” là đứa con lai giữa một Công chúa Chiêm xinh đẹp với một Hoàng tử Đại Việt hào hoa. Sau này hai người con của ông Hai Lánh là Trà Huyền An và Trà Huyền Chơn được dân làng Đồng Dương coi là những “vị tiền hiền” của làng dù bị xếp sau 2 người Kinh khác có công lập làng là Châu Văn Túy và Trịnh Khắc Thiệt.
 
Hồ Trung Tú trong tác phẩm đã dẫn cho biết: “Truyền thuyết kể , ngày xưa không biết vì lý do gì hai nước Chiêm –Việt nổ ra chiến tranh. Vua Việt tiến đánh quân Chiêm ở tận Đồng Dương. Quân Chiêm thua chạy tan lên núi, nhiều người bị bắt. Đặc biệt trong đám hàng binh, vua Việt phát hiện có một nàng công chúa xinh đẹp. Ngài bèn bắt về để làm vợ cho một vị hoàng tử, nhưng ngài hoàn toàn không biết nàng công chúa này đã có thai. Ra Bắc (ông Hai Lánh) được nuôi dưỡng giữa kinh thành Thăng Long, học đủ chữ thánh hiền nhưng ông vẫn không nguôi quê hương nguồn cội nên đã tìm đường về lại Đồng Dương. Ở Đồng Dương ông lấy vợ và sinh hai người con đặt tên là Trà Huyền An và Trà Huyền Chơn có tên tục là ông Chóng và ông Đụn. Hai ông trở thành thủy tổ dòng họ Trà ở Đồng Dương” (trang 230)
 
Tuy là làng cổ nhưng đặc biêt khi tra vào thư tịch cổ thì không tìm thấy địa danh Đồng Dương, Ô châu cận lục (1555) đã đành (vì chỉ kể tên 66 làng nằm ở phía bắc sông Ly Ly), cả Phủ biên tạp lục (1776) cũng không thấy dù các làng khác bên cạnh như Nho Lâm, Đồng Đức, Châu Đức, Vinh Hoa, Lộc Sơn…. lại có. Lẽ nào cho đến thời điểm này Đồng Dương vẫn còn là một làng thuần … Chăm giữa những cộng đồng Việt đông đúc. gửi điện hoa huyện thăng bình
 
Phải đợi đến Địa bạ Gia Long (1814-1818), làng Đồng Dương mới được xác định. Sang Đồng Khánh địa dư chí, (1877-1880) thì làng Đồng Dương mới được khẳng định, là một trong 29 xã, thôn của tổng Chu Đức Trung, huyện Lễ Dương.
 
Sau Cách mạng tháng Tám, Đồng Dương thuộc xã Thăng Lâm; suốt thời kỳ từ 1954 đến 8/3/2003 Đồng Dương thuộc xã Bình Định. Từ ngày 8/3/2003 đến nay, thuộc xã Bình Định Bắc.

  • Ngày đăng: 13/01/2021
  • Bình luận: 0

Viết bình luận