Zalo

Duy Xuyên vùng đất phúc

13/01/2021

Shop hoa thị trấn Nam Phước, Duy Xuyên 0925928668 phục vụ hoa tươi và điện hoa ở huyện Duy Xuyên. Shop hoa tươi Nam Phước đăng tải bài viết trên facebook của tác giả Thi Lê 

Duy Xuyên - cánh dơi chao lượn

Khi nhìn vào bản đồ huyện Duy Xuyên, các nhà địa lý Đông phương thường cho rằng đây là vùng đất có hình dáng một cánh dơi đang chao lượn. Đầu của con dơi là phần đất phía bắc của xã Duy Trinh nhô lên phía thị xã Điện Bàn. Thân dơi là vùng đất chạy giữa Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam thuộc thị trấn Nam Phước và các xã Duy Trung, Duy Trinh và Duy Sơn. Hai cánh dơi vươn dài ra hai bên. Phía Tây, cánh dơi lên tận đèo Phường Rạnh thuộc xã Duy Thu, Duy Phú. Phía Đông cánh xuống tận biển Đông thuộc xã Duy Hải. Tuyến tỉnh lộ 610 như một nan cánh giữ cho chiếc cánh xòe rộng vững chắc. shop hoa thị trấn nam phước, duy xuyên
 
dShop hoa tươi Nam Phước, Duy Xuyên

Biểu tượng của chữ Phúc

Trong văn hóa Đông Phương dơi được coi là linh vật, biểu trưng cho chữ Phúc (蝠). Hình dơi được chạm khắc ở nhiều nơi được cho là linh thiêng như các đình chùa, đền miếu, nhà thờ tộc, cả trên lư đồng, tiền cổ, tranh tượng …
 
Trong nghệ thuật chạm khắc ta cũng bắt gặp bức tranh “Ngũ phúc lâm môn” với chữ Phúc (蝠) nằm ở chính giữa, 4 góc có 4 con dơi quay mặt vào. Bức này được biểu trưng cho 5 điều Phúc theo kinh Thư: Một được sống lâu (nhất viết Thọ), hai là được giàu có (nhị viết Phú ), ba là được sống khỏe mạnh minh mẫn (tam viết Khang Ninh), bốn là được yêu chuộng vì cái đức (tứ viết Du hảo đức), năm là được chết già chết vì hết số chứ không phải do bệnh tật hay tai nạn (ngũ viết Khảo chung mệnh).
 
Điều này bắt nguồn từ văn hóa cổ, đó là tập quán lấy hình ảnh của những sự vật mà tên gọi đồng âm với những hiện tượng tốt đẹp để làm biểu tượng cho chính hiện tượng đó. Dơi tiếng Hán là biên phúc (蝙蝠) hay phúc thử. Người Bắc Kinh phát âm chữ “phúc”(蝠.) là “fú” đồng âm với phú(富) là giàu có; người Quảng Đông phát âm là “phúc”(蝠), đồng âm với chữ phúc đức, hạnh phúc (福) là điều may mắn được hưởng trên đời. Như vậy con dơi là biểu tượng của cả sự giàu có lẫn những điều may mắn được hưởng. Tự điển Chinese-English Dictionary của Mathews đã giải thích về chữ phúc (con dơi) là “Used as an emblem of happiness from the sound” (Được dùng làm biểu tượng cho những điều may mắn được hưởng trên đời do có sự đồng âm).

Duy Xuyên – Vùng đất ngũ phúc

Trở lại với vùng đất hình cánh dơi Duy Xuyên ta thấy đây đúng là mảnh đất của “phúc” (蝠). Vùng đất này được sở hữu nhiều điều “phúc”.
 
Phúc thứ nhất chính là dãi lãnh thổ trải ra từ Tây sang Đông, từ núi xanh đến biển xanh, nằm kẹp giữa núi Hòn Tàu và sông Thu Bồn, một thời được xem là chủ sơn và chủ giang của xứ Quảng. Dãi lãnh thổ đó gồm đủ cả ba bộ phận địa hình là đồi núi, đồng bằng và ven biển, rất thuận lợi cho việc xây dựng cơ cấu kinh tế nông- lâm- ngư nghiệp hoàn chỉnh. Đây là yếu tố cơ bản cho một nền kinh tế phát triển bền vững. shop hoa nam phước, duy xuyên
 
Phúc thứ hai là sở hữu một hệ thống làng nghề truyền thống nổi tiếng một thời như làng dâu tằm Đông Yên, Thi Lai; làng dệt Mã Châu, làng chiếu cói Bàn Thạch … Những làng nghề dựa chính vào nguồn nhân lực dồi dào với bàn tay khéo léo, nguồn nguyên liệu tại chỗ (dâu tằm trên những bãi bồi dọc sông Thu Bồn-Vu Gia, cói trên vùng ngập mặn ven biển…). Đặc biệt, làng nghề phát triển dựa vào thị trường cả trong và ngoài nước từ rất sớm (tơ lụa Duy Xuyên được xuất sang các nước thông qua cảng thị Trà Nhiêu, Hội An). Đây là cơ sở để Duy Xuyên phát triển nền công nghiệp hiện đại nhưng đậm tính truyền thống.
 
Phúc thứ ba là Duy Xuyên được thừa hưởng hệ thống các di tích của nền văn hóa Chăm rất độc đáo, từ kinh đô Trà Kiệu cho đến hệ thống các đền tháp ở Mỹ Sơn, văn bia Chiêm Sơn. gửi điện hoa huyện duy xuyên
 
Phúc thứ tư là trên đất Duy Xuyên tồn tại khu lăng mộ xưa nhất của nhà Nguyễn ở phía Nam đèo Hải Vân, tạo thành một “quần thể di tích văn hóa-lịch sử” độc đáo, mang dấu ấn của những người thuộc dòng tộc Nguyễn Phúc. Điều “Phúc” này bắt đầu từ chuyện tình lãng mạn mang tính chất “định mệnh” của một người có chữ lót Phúc là Nguyễn Phúc Lan và cô gái hái dâu họ Đoàn. Để rồi sau này Hoàng hậu Mạc Thị Giai (vợ Nguyễn Phúc Nguyên), Hoàng hậu Đoàn Thị Ngọc (vợ Nguyễn Phúc Lan) đã chọn Duy Xuyên làm nơi yên nghỉ của mình. Năm 2000, lăng mộ Tổng trấn Quảng Nam Nguyễn Phúc Kỳ cũng được dời từ Thanh Quýt về Duy Sơn. Ngoài ra hai bà Công chúa và một vị khai quốc công thần của dòng Nguyễn Phúc là Nguyễn Phúc Ngọc Dương, Nguyễn Phúc Ngọc Liên và Mạc Cảnh Huống cũng đã yên nghỉ trên đất Duy Xuyên chứ không phải là một nơi khác. Đây thực sự là “nhị Phúc” hay “Phúc trùng Phúc”!
 
Phúc thứ năm là Duy Xuyên có truyền thống mở cửa hội nhập sớm nhất của xứ Đàng Trong với cảng thị Trà Nhiêu, được xem là tiền cảng thị của Hội An. shop hoa tươi nam phước, duy xuyên

Động lực phát triển Duy Xuyên

Hệ thống làng nghề, đền tháp, lăng mộ, cảng thị là cơ sở rất quan trọng để phát triển các ngành dịch vụ đặc biệt là du lịch và thương mại.
 
Không phải tự nhiên mà Duy Xuyên có được một cơ cấu kinh tế khá hoàn chỉnh như hiện nay với khu vực I chiếm dưới 15%, khu vực II chiếm gần 50% và khu vực III gần 40%, một cơ cấu thuộc loại lý tưởng của một huyện đồng bằng không chỉ của khu vực Duyên hải miền Trung mà của cả nước, là niềm mơ ước của nhiều huyện thị trên cả nước, mà tất cả đều có liên quan đến cơ sở nền tảng của nó là “ngũ phúc” mà huyện đang được thừa hưởng.
 
Những năm gần đây hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện đang được tăng cường một cách hợp lý sẽ giúp huyện phát huy được hết các tiềm năng (được xem là những cái phúc) để từng bước phát triển.
 
Cầu Cửa Đại, bắt qua sông Thu Bồn và tuyến đường miền Đông Quảng Nam hoàn thành đã khép lại bao thế kỷ chia cắt không những giữa các xã vùng đông của huyện với nhau mà chính là giữa Duy Xuyên và thành phố Hội An. Những dự án phía Nam cầu Cửa Đại sẽ có tác động rất lớn hứa hẹn sẽ làm thay đổi diện mạo vùng đất phía Đông của huyện giàu truyền thống nhưng lâu nay thiếu cơ hội để phát triển. Sự nối kết với thành phố du lịch Hội An sẽ làm cho hoạt động du lịch của huyện nhộn nhịp hơn. Tuyến đường sông theo sông Thu Bồn từ Hội An và cả tuyến theo sông Vĩnh Điện từ Đà Nẵng để lên miền Tây Quảng Nam (Đại Bình, Nông Sơn, Hòn Kẽm-Đá Dừng…) sẽ lấy Duy Xuyên làm vị trí trung chuyển. Các làng nghề sẽ từng bước hồi sinh. Lúc đó bến đò Tơ, bến Giá, bến Ngự … ven sông Thu Bồn trên đất Duy Xuyên hứa hẹn sẽ hoạt động nhộn nhịp trở lại.
 
Tuyến tỉnh lộ 610, đường vào Hòn Tàu, cầu Giao Thủy hoàn thành là cơ hội lớn để khai thác phát triển vùng phía tây của huyện vốn rất giàu tiềm năng nhưng lâu nay bị hạn chế phát triển do thiếu sự giao lưu thuận tiện.
 
Các tuyến giao thông này giống những ngón tay trong bốn chi cánh của con dơi, giúp đôi cánh vững chải và căng rộng hơn để thân dơi có thể bay cao, bay xa hơn nữa.
 
Ngoài ra một điều cũng cần nhắc đến là Duy Xuyên đang chọn cơ cấu kinh tế Dịch vụ-Công nghiệp & xây dựng-Nông lâm ngư nghiệp. Cơ cấu này vừa phù hợp với tiềm năng (những điều phúc) vừa khắc phục được những hạn chế của huyện lại bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Tài nguyên về du lịch của huyện rất đa dạng, độc đáo chưa khai thác hết trong khi công nghiệp đang “chựng” lại do sức ép của đất đai, môi trường, vốn và công nghệ hiện đại.
 
Phát triển song hành, đồng bộ giữa kinh tế với văn hóa. Văn hóa được xem là nền móng, gốc rễ vững chắc để xây tòa nhà cao tầng về kinh tế.
 
Ngày trước để giữ “phúc” phải tu nhân tích đức. Ngày nay muốn phát huy điều phúc ngoài việc tu nhân tích đức cần phải có những chủ trương, quyết sách đúng, táo bạo. Năm mới Tân Sửu, hy vọng vùng đất “Phúc” Duy Xuyên sẽ phát triển khởi sắc, như một “cánh dơi” khỏe mạnh bay cao, bay xa hơn nữa!

  • Ngày đăng: 13/01/2021
  • Bình luận: 0

Viết bình luận