Zalo

Mộ cụ Nguyễn Thược và đình làng Mỹ Thạch

29/12/2020

Di tích lịch sử mộ cụ Nguyễn Thược và đình Mỹ Thạch nằm trên địa bàn Tam Kỳ. Shop hoa tươi Tam Kỳ 0925928668 giới thiệu hai di tích lịch sử này

Di tích lịch sử mộ cụ Nguyễn Thược

Cụ Nguyễn Thược còn có tên gọi khác là Thiện. Ông sinh năm 1871 trong một gia đình có 5 anh em. Ông là con trai cả. Thân sinh của cụ là cụ Nguyễn Ích – một nhà nho trong thời kỳ Pháp thuộc – và thân mẫu cụ bà Trịnh Thị Mẹo. Cụ Nguyễn Ích được phong tước Cửu đội phẩm. Nguyên quán cụ Ích là làng Phú Ngọc, huyện Hà Đông, tỉnh Quảng Nam. Địa danh này hiện nay được gọi là thôn Phú Ngọc, xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Cụ Trịnh Thị Mẹo là người làng Kim Đới, xã Tam Anh. Hiện nay, địa danh này có tên là xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ. Vợ cụ Nguyễn Thược là cụ bà Ngô Thị Thược ở làng Lộc Ngọc, xã Tam Tiến. Vợ chồng cụ Thược có 6 người con. Mộ cụ Nguyễn Thược được chôn tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ. shop hoa tươi Tam Kỳ

Cụ Nguyễn Thược tham gia sôi nổi vào phong trào Duy Tân đang lan rộng khắp phủ Tam Kỳ trong những năm bị thực dân Pháp áp bức, bóc lột. Đêm mồng 3 tháng 5 năm 1916, cuộc khởi nghĩa hưởng ứng phong trào Cần Vương diễn ra rộng khắp phủ Tam Kỳ và đồn Đại Lý.

Ở cánh phía Đông, cụ Nguyễn Thược cùng các cụ Lương Đình Thực, Trần Thu và Châu Ân ... dẫn theo một đội dân binh đến từ vùng Hạ Thanh, Thượng Thanh, Ngọc Mỹ và Kim Đới ... phối hợp cánh quân khác bao vây, tấn công Phủ Đường và đồn Đại Lý Tam Kỳ. Cuộc khởi nghĩa bị bại lộ ở Huế và Quảng Ngãi nên chính quyền Nam Triều và chính quyền thực dân đã nhanh chóng dập tắt phong trào và đàn áp rất dã man. shop hoa Tam Kỳ

Một số nghĩa sĩ đã bị giết và một số bị đày giam cầm tại nhà tù Lao Bảo. Cụ Nguyễn Thược nằm trong số bị giam tù. Cụ đã hi sinh trong tù sau nhiều năm bị giam cầm và tra tấn. Ngày 01 tháng 3 năm 2004, mộ cụ được cải táng từ nhà tù Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị về Nghĩa trang liệt sĩ xã Tam Phú.

Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Mỹ Thạch

Đình Mỹ Trạch là di tích kiến trúc nghệ thuật. Đình Mỹ Trạch nằm bên dòng sông Bàn Thạch, phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ tọa lạc tại khối phố Mỹ Thạch Đông. gửi điện hoa ở Tam Kỳ

Đình làng Mỹ Thạch được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ XIII (1833). Nơi đây là địa điểm sinh hoạt văn hóa, thờ cúng để tri ân các bậc Tiền nhân đã có công khai cơ lập nên xóm làng Mỹ Thạch Trung, Mỹ Thạch Tây, Mỹ Thạch Nam, Mỹ Thạch Bắc (phường Tân Thạnh) và một số vùng tại các phường lân cận trên địa bàn  thành phố Tam Kỳ ngày nay. Đình làng Mỹ Thạch được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam cấp bằng di tích “Kiến trúc văn hóa nghệ thuật độc đáo”.

Đình làng Mỹ Trạch là công trình kiến trúc hình chữ nhật theo kiểu 3 gian 2 chái. Các gian của đình được liên kết với nhau bằng khung sườn gỗ mít, có tường gạch và đá ong liên kết với nhau bằng xi măng. Đá táng nằm dưới tất cả các đế cột của đình. Đầu các cột trong nhà được liên kết với nhau bằng kèo kẻ chuyền, với hai đoạn (lưỡng đoạn) đầu và đuôi kèo chạm hình con giao cách điệu. Phần kèo nóc sử dụng kỹ thuật giao nguyên và đỡ bụng kèo, là hình thức đơn giản của một đoạn gỗ ngắn (ấp quả) đỡ hai thân kèo ở phía trên, bên dưới của nó được chống bằng một trụ trốn (trỏng quả) có đế con tôm chạm khắc khá đẹp, trên trụ trốn  này có một cây xà cò (đòn đông hạ) lận cong hai đầu và nối suốt luôn 3 gian. Các đuôi trính và đuôi kèo hiên đều chạm tỷ mỹ những hình Rồng, con giao cách điệu từ những hoa lá. Chiều cao của ngôi đình tính từ nền đình đến đòn đông là 4,5m, chiều cao của hàng cột hàng nhất (cột cái) là 3,65m, cột hiên là 1,90m. Ngôi đình có diện tích chiều dài: 14,070m x chiều ngang 9,3m = 130.m Hậu tẩm 2,9m x 3,6m =  11,04m2.

Hệ thống các cửa là cửa bảng khoa (bảng khoa) 4 cánh ở 3 gian, phần nóc đình được lợp ngói âm dương hay còn gọi là ngói vồng. Đây là một trong những ngôi đình cổ có kiến trúc độc đáo,  phong cảnh cây đa bến nước còn lại trên địa bàn thành phố Tam Kỳ.


  • Ngày đăng: 29/12/2020
  • Bình luận: 0

Viết bình luận