Zalo

Những ngôi tháp Chăm cổ tại Bình Định

20/09/2022

Dịch vụ điện hoa Quang Nam 0925928668 cung cấp dịch vụ hoa tươi, đặt hoa chúc mừng khai trương, hoa mừng sinh nhật, hoa chia buồn. Các shop hoa uy tín ở tỉnh Bình Định tận tình phục vụ các đơn hàng hoa quý khách gần xa. Shop hoa tươi Quy Nhơn mời du khách ghé thăm các tháp Chăm cổ trên đất võ Bình Định.

Văn hóa Champa là một phần không thể tách rời của văn hóa dân tộc ta, sự có mặt của Vương quốc Champa đã tạo ra một nền văn hóa độc đáo, mang đậm nét riêng biệt mà không một dân tộc nào có được. Di tích văn hóa Champa phân bố rộng rãi trên các tỉnh duyên hải miền trung từ Quảng Bình vào đến Bình Thuận và rải rác ở một vài tỉnh Tây Nguyên. Từng là kinh đô xưa kia của Vương quốc Champa nên trên địa bàn tỉnh Bình Định ngày nay còn nhiều các di tích của một vương quốc Champa phát triển thịnh vượng từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15.
Hiện tại ở Bình Định còn di tích của 14 ngôi tháp cổ, cùng nhiều cổ vật có giá trị được tìm thấy như buồng cau, lá trầu hay các vật dụng thờ cúng bằng vàng nằm sâu dưới lòng đất hàng ngàn năm qua. 14 ngôi tháp cổ được biết đến và luôn thu hút khách ghé đến chiêm ngưỡng khi đến thăm Bình Định như: Tháp đôi, Tháp Bánh Ít, Tháp  Cánh Tiên, Tháp Dương Long, Tháp Phú Lốc… Cùng khám phá vẻ đẹp của những ngọn tháp chăm trên đất võ Bình Định để ghé thăm khi có dịp qua đây.

Tháp Bình Lâm

Ngôi tháp cổ cách thành phố Quy Nhơn khoảng 22km, tại thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Khác với hầu hết các tháp Chăm khác được xây dựng trên vùng đồi cao, tháp Bình Lâm nằm ngay vùng đồng bằng, hòa mình vào thiên nhiên với những khu dân cư bao quanh. Tháp dạng hình vuông, có chiều cao khoảng 20m, 3 tầng được trang trí bằng các hoa văn kiến trúc tinh tế, hài hòa. Tháp đã được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật từ năm 1993.

Tháp Đôi

Công trình Tháp Đôi tọa lạc ngay trung tâm thành phố Quy Nhơn, là một công trình kiến trúc độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Chămpa. Tháp có phần thân hình vuông và đỉnh tháp hình cong, không phải là tháp vuông nhiều tần theo truyền thống của tháp Chăm. Tháp Đôi có kiến trúc chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ giáo. Di tích này đã được Nhà nước xếp hạng vào danh mục những di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ 10/7/1980. Điện hoa Bình Định
 

Tháp Bánh Ít

Nằm cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20km, nằm trên đỉnh đồi tại xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tháp được xây dụng vào khoảng cuối thế kỷ 11 đầu thế kỷ 12. Là quần thể gồm 4 tháp, mỗi tháp lại có kiến trúc riêng biệt, trang trí đẹp mắt và có giá trị nghệ thuật cao. Từ xa trông quần thể tháp như những chiếc bánh Ít nên gọi luôn tên là Tháp Bánh Ít. Bộ Van hóa – thông tin đã xếp cụm tháp này là di tích kiến trúc nghệ thuật vào năm 1982.

Tháp Cánh Tiên

Tháp nằm trong quần thể di tích thành Đồ Bàn trên địa bàn xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, thời gian xay dựng được xác định vào khoảng thế kỷ 12. Điểm khác biệt của tháp là ngoài sử dụng gạch theo truyền thống thì bên trong các cột ốp tường được ốp băng các phiến đá sa thạch chạm khắc hoa văn tinh xảo. Tháp có 4 tầng thu nhỏ dần về phía trên, bốn góc mỗi tâng đều được trang trí bằng các tháp góc. $ phía của tháp được tưởng tượng như cánh tiên bay lên nên gọi là tháp Cánh Tiên. Tương truyền ngôi tháp này là quà tặng của vua Chế Mân cho hoàng hậu Paracevari (Huyền Trân Công chúa). Tháp được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng Di tích có kiến trúc nghệ thuật năm 1982.

Tháp Dương Long

Nằm cách thành phố Quy Nhơn khoảng 50km, tháp được xây dựng vào thời kỳ hung thịnh nhất của nền văn hóa Chămpa (cuối thế kỷ 12). Di tích này hiện tọa lạc tại xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, là cụm gồm 3 tháp với tháp giữa cao 42m, hai tháp bên cao 38m. Thân tháp vẫn được xây bằng gạch như truyền thống, các góc được ghép bằng các tảng đá lớn được chạm khắc công phu. Tháp Dương Long được đánh giá là cụm tháp hoành tráng, lộng lẫy nhất trong những tháp Chăm còn sót lại. Di tích Tháp Dương long đã được Thủ tướng xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt từ năm 2015. Đặt hoa quy Nhơn
 

Tháp Phú Lốc

Tháp tọa lạc tại xã Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tháp còn có tên là Tháp Vàng. Được tọa lạc trên đỉnh đồi cao 76m, tháp trông giống như ngọn hải đăng khổng lồ sừng sững giữa vùng đồng bằng tỉnh Bình Định. Đứng từ chân tháp có thể nhìn khắp 4 hướng khung cảnh kỳ vĩ quanh ngọn tháp Phú Lốc.
Tại thị xã An Nhơn du khách còn có thể ghé thăm thành Đồ Bàn (thành Hoàng Đế), đây là chứng tích của những triều đại Chămpa lững lẫy một thời. thành bị phá hủy hoàn toàn khi nước Chiêm Thành sụp đổ, ngày nay chỉ còn là phế tích. Thành gồm 3 lớp: Thành ngoại chu vi khoảng 7,4 km, thành nội 1,6 km, “tử cấm thành” 600 m. Trong thành hiện nay chỉ còn lại một số di vật như nghê đá, trụ cờ, cổng thành, hồ bán nguyệt… Shop hoa tươi Quy Nhơn
Các di tích chăm cổ tại Bình Định rất đa dạng, phong phú đặc biệt là những ngôi tháp rêu phong cổ kính. Chắc chắn tham quan các di tích champa ở Bình Định là một trải nghiệm thú vị, ý nghĩa với du khách nếu có dịp ghé qua Bình Định.

  • Ngày đăng: 20/09/2022
  • Bình luận: 0

Viết bình luận