Zalo

Tiền hiền Tứ Bàn và Rừng cây Bác Hồ ở Tam Kỳ

01/01/2021

Shop hoa tươi Tam Kỳ 0925928668 giới thiệu hai di tích lịch sử đình làng Hương Trà và mộ cụ Lê Tấn Trung trên địa bàn thành phố Tam Kỳ

Di tích lịch sử - văn hoá Tứ bàn Tiền hiền Tự Sở

Di tích lịch sử văn Hoá Tứ bàn Tiền hiền Tự Sở ở Tứ Chánh, thôn Bàn Thạch, phủ Tam Kỳ (nay là khối phố 5 phường Phước Hòa, thành phố Tam Kỳ).
 
Phước Hòa là một trong những nơi người dân Việt đến định cư có nguồn gốc từ các địa phương ở phía Bắc. Ba cuộc di dân do các triều đại phong kiến từ Thế kỷ 15 đến Thế kỷ 17. Đợt di dân đầu tiên vào thời nhà Hồ. Đợt tiếp theo vào thời vua Lê Thánh Tông. Đợt cuối vào đời chúa Nguyễn. shop hoa tươi Tam Kỳ
 
Theo các gia phả, Tứ Bàn Tiền Hiền Tự Sở là đền thờ Thất Phái - là bảy dòng tộc Hồ, Nguyễn, Trần, Quỳnh, Đỗ, Đinh và Lê. Đây là 7 dòng họ đã có công khai phá lập nên vùng đất này. Bảy phái đã đến nơi đây an cư lạc nghiệp và thành lập nên ngôi làng lấy tên là Bàn Thạch.
 
Vùng đất đã quy tụ những người dân có nguồn gốc từ Nghệ An và Thanh Hóa theo đường di dân của các triều đại phong kiến. Các đợt di dân theo đường bộ, đường thủy từ thời Hồ Hán Thương (1402) đến cuộc thân chinh bình định Chiêm Thành của Vua Lê Thánh Tông (1471) và cuộc di dân vào Đàng trong của Chúa Nguyễn Hoàng. shop hoa tam kỳ
 
Người dân lập nghiệp trong vùng cùng nhau góp công và của xây dựng Nhà thờ tiền hiền Tứ Bàn để thờ phụng các bậc tiền hiền – người có công khai phá vùng đất mới – thờ các vị thần bổn xứ, thành hoàng … để diệt trừ tà khí. Trong vùng, nhân dân có truyền tụng theo 4 câu thơ mà ai cũng nhớ: gửi điện hoa Tam Kỳ
 
                             Hồ, Nguyễn, Trần, Quỳnh, Đỗ, Đinh, Lê
                             Đồng hướng nam du, hội nhất tề
                             Lộ khai lưu hậu truyền tôn tứ
                             Kiết thành tất đạt cảnh tân quê.
 
Thông lệ hằng năm, nhân dân trong vùng tổ chức cúng đền dịp Lệ Xuân từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch và Lệ Thu từ ngày 13 đến 15 tháng Tám. Tứ bàn tiền hiền tự sở là nơi mà “Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên được thành lập ở Tam Kỳ”  vào tháng 5 năm 1930. Chi bộ gồm 3 đồng chí: Tư Định, Phan Kỉnh (Phán), Hồ Bằng (Quang). Đồng chí Tư Định làm Bí thư chi bộ. Tháng 7 năm 1930, Chi bộ kết nạp thêm 2 đồng chí là Hồ Đắc Thành và Khưu Thúc Cự.
 
Với những giá trị ý nghĩa lịch sử và văn hóa, Tứ bàn tiền hiền Tự Sở đã đón nhận bằng công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh vào ngày 28 tháng 02 năm 2010.

Di tích lịch sử Rừng cây mang tên Bác

Rừng Miếu còn có tên gọi khác là rừng cây Bác Hồ. Di tích lịch sử Rừng cây Bác Hồ nằm ở thôn Ngọc Nam và thôn Phú Phong, phường An Phú, thành phố Tam Kỳ. Đây là khu rừng khoảng 3,4ha với các cây cốc, cây trâm, cây rõi cổ thụ có tuổi lên tới hàng trăm năm. shop hoa uy tín ở Tam Kỳ
 
Theo các tài liệu lịch sử, các họ tộc ở xã Tam Thanh và Tam Phú của thành phố Tam Kỳ có nguồn gốc từ Thanh Hóa và Nghệ Tĩnh. Người di cư vào đây đã chọn một khu rừng nguyên sinh lập một số miếu thờ: Miếu Thành, Miếu Trũng, Miếu Ông … nên người dân địa phương hay gọi Rừng Miếu.
 
Cuốn “Lịch sử đấu tranh cách mạng xã Tam Thanh, xã Tam Phú, phường An Phú (1930-1975)” (Nhà xuất bản Đà Nẵng - 2019) có ghi rõ: Trước năm 1930, Rừng Miếu là địa điểm tập hợp, phát động các phong trào đấu tranh của nhân dân, tiêu biểu là Nghĩa hội Quảng Nam năm 1885. Đến những năm đầu thế kỷ XX, tại Rừng Miếu, nhân dân các xã vùng Đông Tam Kỳ (Tam Thanh, Tam Phú) đã tập trung ồ ạt xuống đường cùng với nhân dân Quảng Nam hưởng ứng mạnh mẽ phong trào chống sưu thuế nặng, tiến về bao vây phủ đường Tam Kỳ vào tối ngày 30-3-1908. Đến năm 1916, trong cuộc Khởi nghĩa Việt Nam quang phục hội ở Tam Kỳ, Rừng Miếu là nơi người dân yêu nước thuộc các xã lân cận hội quân kéo về bao vây phủ đường Tam Kỳ ...
 
Khu “Rừng Miếu”đã trở thành điểm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cư dân trong vùng nhất là thanh, thiếu niên sau cách mạng tháng 8 năm 1945. gửi điện hoa ở Tam Kỳ
 
Nhân kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 5 năm 1949, Ủy ban kháng chiến và Mặt trận Việt Minh vùng Đông Tam Kỳ - Tam Thanh tổ chức một cuộc mít tinh với hơn một nghìn người tham dự. Tại cuộc mít tinh này, theo nguyện vọng và tình cảm của người dân đối với Bác Hồ kính yêu, chính quyền đã quyết định chính thức lấy tên khu rừng này là “Rừng cây Bác Hồ” ...
 
Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay sai đi vào giai đoạn quyết liệt, khu vực Rừng cây Bác Hồ đã được bộ đội, lực lượng cách mạng và nhân dân địa phương chọn làm điểm hoạt động bí mật từ năm 1955- 1957, hàng loạt công sự, hầm bí mật đã được quân và dân An Phú đào đắp nhằm phục vụ cho việc chiến đấu và trú ẩn của người dân và lực lượng cách mạng đứng chân trên địa bàn An Phú. điện hoa quảng nam
 
Trong giai đoạn này, nhiều đợt tấn công của lực lượng cách mạng ở Tam Kỳ đã dựa vào địa hình hiểm trở của "Rừng cây Bác Hồ", liên tục làm cho địch bị nhiều tổn thất lớn trong các cuộc càn quét. Tiêu biểu như ngày 13 tháng 12 năm 1966, các đơn vị bộ đội địa phương đã chọn “Rừng cây Bác Hồ” là nơi tập hợp, bất ngờ tấn công tiêu diệt Tiểu đoàn 3, thuộc Trung đoàn 6, Sư đoàn 2 của chính quyền Sài Gòn đóng tại đồn núi Cấm, Tam Kỳ, làm cho địch hoang mang và run sợ...

  • Ngày đăng: 01/01/2021
  • Bình luận: 0

Viết bình luận