Zalo

Xử lý ra hoa bưởi da xanh

18/11/2020

Bưởi da xanh cần chăm sóc hợp lý để ra nhiều hoa và quả. Shop hoa tươi quận Thanh Khê của Điện hoa Đà Nẵng chia sẻ nguyên tắc 3s trong xử lý ra hoa bưởi da xanh

Nguyên tắc 3S

Đây là viết tắt của chữ Sung và Suy. Công thức của 3S là SUNG - SUY - SUNG. Đó là 3 giai đoạn phát triển của cây để ra hoa.
 
- S1: Sung
 
Giai đoạn S1 là giai đoạn trước khi xử lý cho cây ra hoa, nhà vườn bằng các biện pháp về dinh dưỡng phải cung cấp đầy đủ nước và phân bón để cho cây thật sung tốt. Việc chăm sóc thể lực cây sung tốt trước giai đoạn làm hoa mang ý nghia rất quan trọng cho việc đậu trái, nuôi trái và sự phát triển tích cực của cây trong những năm tiếp theo của quá trình khai thác trái. Việc khai thác liên tục bỏ qua hoặc không quan tâm đúng mức vấn đề này làm giảm tuổi thọ cây rất lớn.
 
- S2: Suy
 
Đây là giai đoạn quyết định cho cây phân hóa mầm hoa để ra hoa. Nhà vườn bằng nhiều biện pháp phải làm cho cây suy trong giới hạn cho phép.
 
Bưởi da xanh

Bưởi da xanh sung cần 3 yếu tố

  • Nước
  • Đạm
  • GA3 (Gibberellic Acid)
Vì vậy, muốn cây SUY để phân hóa hoa thì cần phải chống lại 3 yếu tố này

Nước

Khô hạn là yếu tố quyết định để cây ra hoa, vì vậy, suốt giai đoạn này không được tưới nước. Mỗi thể lực của cây sẽ có sự hình thành hoa khác nhau, và có thời gian cần khô hạn khác nhau, thời gian ngưng tưới có khi phải trên 40 ngày nếu cây sung mãn, yếu tố phân hóa mầm hoa khó khăn vì cây tơ, sung.
 
Trên thực tế, việc siết nước sẽ được ngừng lại khi lá cây đã bị héo khô khá nhiều nhưng qua quan sát chưa đạt về thời gian dự tính đẻ phân hóa mầm hoa thì tưới nhẹ thật nhẹ để giữ cây không quá suy nhưng vẫn mang tính ức chế để phân hóa mầm hoa.

Đạm

Khi xử lý ra hoa, các bạn không nên bón phân, tưới phân hay phun phân qua lá có chứa chất đạm. Hiện nay, trên nhiều loại cây trồng, khi xử lý ra hoa, bà con thường phun lên lá hợp chất NPK 10-60-10. Thật ra vai trò lân 60% trong sản phẩm là tốt nhưng phun 10% N trong sản phẩm để làm gì chưa kể hàm lượng K20 chỉ có 10% thì áp dụng cho cây bình thường, sung mãn thì chưa hợp lý.
 
Ngoài các nguyên tố vi lượng như Zn, Cu, Mn, B và Mo có liên quan chặt tới việc hình thành hoa thì chính 2 nguyên tố đa lượng là lân (P) và Kali(K) mới là yếu tố cực trọng để giúp cây phân hóa hoa. Vì vậy chọn sản phẩm có chứa 2 nguyên tố nầy để phun xịt, vừa rất lợi cho việc phân hóa hoa, vừa không hại cho sức khỏe cây nếu không nói là có lợi cho cây. Đó là lý do làm hoa mọi người hay chọn phân bón MKP (Mono Potassium Phosphate, KH2PO4).
 
Các bạn phun ngay thời điểm siết nước và nếu cây quá sung tốt hoặc xử lý trong mùa mưa thì nên phun lặp lại 5-7 ngày sau lần phun đầu tiên và kéo dài số lần phun đến khi quan sát bộ lá, dấu hiệu mầm hoa của cành tăm để quyết định số lần phun, điều này đòi hỏi có kinh nghiệm chút về quan sát.
 
Bón phân vào đất cũng vậy, bạn chỉ cần bón lân và kali mà thôi. Liều lượng tùy điều kiện cụ thể của tuổi cây, của độ lớn cây ... Thời điểm bón phân là ngay trước khi siết nước để phân được thấm vào đất cho rễ hút.
 
Nói thêm về lựa chọn dòng phân NPK 10-60-10, mình xác định lại đó vẫn là hướng tốt, nhưng nó có lẽ chỉ hợp lý cho những tình huống xử lý mà cây già, hoặc thể trạng cây bị hạn chế quá mức về đạm, nôm na là cành mang hoa quá suy thì nhiều vườn sẽ lựa chọn dùng 10-60-10 hoặc phối hợp cả 10-60-10 cùng MKP (0-52-34) để vừa nâng thể trạng cành tương lai mang hoa lên, vừa phối lân và kali ép nó phân hóa hoa.
 
Kinh nghiệm canh tác quyết định đến sự lựa chọn này rất nhiều trong làm hoa. Vấn đề cân chỉnh đạm trong cây giai đoạn hoa khá khó và phụ thuộc nhiều đến kinh nghiệm thực tế của nhà vườn. Đạm cao cây kích thích sự sinh trưởng quá nhiều làm ra chồi sinh sản khó ra hoa, nhưng thiếu đạm nghiêm trọng thì sẽ cho ra ít hoa. Đạm phù hợp ở mức thấp để đảm bảo phân hóa mầm hoa và phù hợp thì có thể cho một lượng hoa trung bình nhưng có sự đậu trái rất tốt. Vì vậy, trong thực tế, nhiều nhà vườn giỏi điều khiển một lượng hoa vừa phải hợp lý với khả năng nuôi quả của cây, chứ không xử lý ra quá nhiều hoa

Gibberellic Acid (GA3)

Trước và ngay khi xử lý ra hoa, không được phun GA3 hoặc các chế phẩm có chứa GA3 vì nó gây trở ngại cho việc phân hóa hoa.
 
Như vậy, Suy này nên hiểu là khống chế sự Sung. Nó không phải là việc làm cây suy kiệt, ép cây đến mức lo ngại. Nhiều thông tin cho rằng làm suy là hại cây. Thực tế, việc suy này cần hiểu đúng là một quá trình chủ động nằm trong kỹ thuật mà mình ứng dụng và kiểm soát, hoàn toàn không nguy hiểm. Sau bước suy có một giới hạn thời gian nhất định sẽ giải phóng sự kiềm hãm này và chăm sóc phục hồi sung mãn cây lại.
 
S3: là sau khi cây phát hoa, chúng ta cung cấp dinh dưỡng cho cây và tiến hành quá trình nuôi trái, dưỡng cây.

  • Ngày đăng: 18/11/2020
  • Bình luận: 0

Viết bình luận