Zalo

Diễn biến trận Thượng Đức, huyện Đại Lộc

16/01/2021

Shop hoa Ái Nghĩa, Đại Lộc 0925928668 phục vụ hoa tươi và gửi điện hoa huyện Đại Lộc. Shop hoa Ái Nghĩa trích đăng diễn biến trận chiến thắng Thượng Đức.

Trận chiến Thượng Đức diễn ra giữa Quân lực Việt Nam Cộng hòa đang chiếm đóng và Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Khu vực diễn ra trận đánh thuộc quận Thượng Đức tỉnh Quảng Nam, Việt Nam Cộng hòa. Còn theo cách phân chia của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam thì đây là huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Đà. Hiện nay, Thượng Đức là vùng phía Tây của huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Ở đây có Tượng đài Chiến thắng Thượng Đức ở xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc.   
 
Chiến thắng Thượng Đức
 
Thượng Đức nằm bên bờ sông Vu Gia. Nơi đây có đường 14B chạy ngang qua là con đường chiến lược. Thượng Đức cách Đà Nẵng 50km về phía Tây Nam. Địa thế của khu vực này mang tầm chiến lược có ý nghĩa quan trọng trong quân sự vì lưng tựa vào núi và hai bên được bao bọc bởi sông Côn và sông Vu Gia. Do đó, Thượng Đức được xác định là “cánh cửa thép bảo vệ Đà Nẵng”. Vì vậy Thượng Đức được xây dựng thành một căn cứ quân sự kiên cố có hệ thống hầm ngầm bằng bê tông cốt thép và sân bay.
 
Có 3 chốt quan trọng được xây dựng chung quanh khu vực gồm động Hà Sống (Lộc Quang), Gò Mồ Côi (Lộc Vĩnh) và Gò Cấm (Lộc Bình). Ngoài ra, ở núi Đài Sơn (khu vực Am Thông) còn có một bộ phận thông tin trinh sát. Chi khu quân sự Thượng Đức có tác dụng ngăn chặn hành lang vận chuyển của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam từ tuyến đường Trường Sơn xuống đồng bằng theo đường sông Vu Gia và theo đường bộ 14B shop hoa tươi Ái Nghĩa, Đại Lộc
 
Bước vào Chiến dịch Thu 1974, lực lượng Quân lực Việt Nam Cộng hòa ở Thượng Đức rất hùng hậu. Toàn bộ lực lượng có khoảng 1.600 người, đặt dưới quyền chỉ huy của thiếu tá Quận trưởng Nguyễn Quốc Hùng. Lực lượng này bố trí cơ cấu gồm 1 Tiểu đoàn biệt động 79, 01 đại đội biệt kích, 02 Đại đội bảo an, 01 Đại đội cảnh sát dã chiến, 17 Trung đội dân vệ, 195 phòng vệ dân sự, 01 cụm pháo 10 khẩu (trong đó có 02 khẩu 105 ly và 02 cối 160 ly) và một bộ máy chính quyền từ quận xuống xã, ấp liên gia shop hoa thị trấn ái nghĩa.
 
Với việc đồn trú một lực lượng hùng hậu cùng với hệ thống hầm hào công sự kiên cố, nhiều tầng lớp, hệ thống bờ rào dây thép gai, mìn dày đặc, Thượng Đức được cho là “mắt ngọc của đầu rồng”, ví von là “cánh cửa thép bảo vệ phía Tây Nam Đà Nẵng” cùng tuyên bố “Việt Cộng đánh được Thượng Đức thì nước sông Vu Gia chảy ngược” … gửi điện hoa huyện Đại Lộc
 
Với tinh thần bí mật, khẩn trương, quyết tâm chiến thắng, từ tháng 6 năm 1974, Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Đại Lộc tiến hành công tác chuẩn bị Chiến dịch Thượng Đức. Theo yêu cầu của chiến dịch, Bí thư Huyện ủy Đại Lộc - Phan Thanh Thủ - tham gia Ban chỉ huy Mặt trận Thượng Đức. Bí thư Huyện ủy trực tiếp giao nhiệm vụ cho các ban, ngành, địa phương của huyện nhằm đảm bảo bí mật cho chiến dịch quan trọng này.
  • Lực lượng vũ trang của huyện Đại Lộc được giao nhiệm vụ tham gia dẫn đường cho bộ đội chủ lực. Lực lượng này diệt địch, bắt tù binh, thu vũ khí, thực hiện chính sách hàng binh, tù binh và bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Khu vực tác chiến là phía đông sông Côn và phía Bắc sông Cái. Đại đội 1 bộ đội địa phương được phân công đánh quân dã ngoại ở các thôn 13, 14 và 15 xã Lộc Bình. Bên cạnh đó, Đại đội 1 có nhiệm vụ chặn đường rút của địch từ Lục Nam xã Lộc Vĩnh tháo chạy sang Hà Tân, chốt giữ phía Nam. Đại đội 2 đánh địch ở thôn 12 và khu dồn Đại An. Đại đội 2 thêm nhiệm vụ chốt giữ phía đông cầu Hà Tân. Trong khi đó, Đại đội 4 là Đại đội hỏa lực phối hợp với Tiểu đoàn 1 (R20) đánh địch ở gò Mồ Côi, Lục Nam (xã Lộc Vĩnh).

 

  • Lực lượng an ninh huyện được giao nhiệm vụ nắm tình hình bộ máy tề, điệp, đảng phái phản động, số lượng dân ở các khu dồn … Đồng thời, lực lượng này bảo vệ an toàn tuyệt đối cho Ban Chỉ huy chiến dịch, Huyện ủy Đại Lộc và Đặc khu Quảng Đà.

 

  • Lực lượng binh vận của huyện Đại Lộc được huy động nắm lại tình hình, thực lực cơ sở bên trong của căn cứ. Phương châm “xanh vỏ đỏ lòng” được vận dụng. Đội ngũ cán bộ binh vận và các đoàn thể được giáo dục về công tác dân vận, tôn giáo để làm tốt việc sơ tán nhân dân. Bên cạnh đó, binh vận viết thư cho một số binh lính để vận động họ rã ngũ về với nhân dân.

 

  • Các xã vùng B và vùng C huyện Đại Lộc được phân công đẩy mạnh tiến công địch. Thêm vào đó, chặn đường rút lui hoặc tiếp viện của địch khi chiến dịch nổ ra. Lực lượng ở 2 xã tập trung tấn công các cứ điểm, cây cầu giao thông quan trọng như đồn Núi Lở, cầu Giao Thủy và cầu Ái Nghĩa để hỗ trợ khi quân ta đánh Thượng Đức.

 

  • Sư đoàn 304 (thiếu), Trung đoàn 3 Sư đoàn 324, Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 10 Bộ binh của Quảng Đà là lực lượng chủ công đánh Thượng Đức. Lực lượng vũ trang huyện Đại Lộc làm nhiệm vụ phối thuộc. Một số đông cán bộ các ngành của tỉnh và nhân dân được tỉnh huy động để phục vụ cho tiến công và nổi dậy.
 
Huyện Đại Lộc đã huy động hàng ngàn dân công của các xã thuộc khu vực Thượng Đức vận chuyển hàng hóa, chuyển 13.000 kg hàng hóa, vũ khí phục vụ chiến dịch trong quá trình chuẩn bị chiến trường. Dân công tham gia đưa đò, thuyền cho bộ đội và cán bộ sang sông tập kết đến những mục tiêu của chiến dịch.
 
Chiến sự vùng Nam An Hòa - Đức Dục và Chiến sự vùng A, B Điện Bàn đã buộc địch phải phân tán quân đối phó ở nhiều hướng cùng một lúc. Điều này tạo thêm thuận lợi cho chiến dịch tiến công Thượng Đức. Chiến thắng Nông Sơn - Trung Phước tiếp đó càng cổ vũ nhân dân ở mặt trận Thượng Đức quyết tâm lập chiến công cửa hàng hoa ở đại lộc.
 
Sư đoàn 304 (chủ công là Trung đoàn 66) nổ súng tấn công Thượng Đức vào ngày 29 tháng 7 năm 1974.  Trung đoàn 3, Sư đoàn 324 tấn công tiêu diệt cứ điểm Ba Khe và bao vây cứ điểm động Hà Sống. Ở hướng trọng điểm, lực lượng tiến công của Sư đoàn gặp phải sự chống trả quyết liệt của địch. Do đó, không thể giải quyết dứt điểm được căn cứ quân sự Thượng Đức nên Sư đoàn quyết định chuyển sang áp dụng chiến thuật “bao vây đánh lấn”. Lực lượng nông dân và thanh niên xã Lộc Vĩnh tổ chức cắm cọc ngăn sông làm vật cản lưu thông trên sông Vu Gia.
 
Lực lượng vũ trang của Tỉnh làm nhiệm vụ tiến công các chốt quân sự của địch, kèm kẹp nhân dân. Tiểu đoàn 10 tiêu diệt đồn Gò Cấm. Tiểu đoàn 1 diệt đồn Lục Nam và Mồ Côi hình thành thế bao vây phía Nam sông Vu Gia. Bộ đội huyện quét địch ở các thôn 12, 13,14 và 15 của xã Lộc Bình shop hoa ái nghĩa
 
Thế trận tấn công đã tạo được thế kìm chế địch từ Ba Khe vòng qua sông Vu Gia đến Đông Nam cứ điểm Thượng Đức. Chỉ sau 10 ngày bao vây đánh lấn quyết liệt, vào ngày 07 tháng 8 năm 1974, Sư đoàn 304  đã làm chủ hoàn toàn chi khu Thượng Đức. Quận lỵ Thượng Đức được hoàn toàn giải phóng lúc 8h30 ngày 07/8/1974.
 
Sau khi làm chủ Quận Thượng Đức, ngày 14 tháng 8, quân ta thừa thắng tấn công diệt các đồn Hà Nha, Lâm Phụng, Gò Đình và Bàn Tân (Lộc Quang). Ngày 17 tháng 8, ta tấn công tiêu diệt cứ điểm Động Hà Sống.

  • Ngày đăng: 16/01/2021
  • Bình luận: 0

Viết bình luận