Zalo

Đường ở thị trấn Hà Lam Thăng Bình

10/01/2021

Shop hoa thị trấn Hà Lam 0925928668, Thăng Bình phục vụ hoa tươi trên các cung đường ở thị trấn Hà Lam, Thăng Bình

Shop hoa Hà Lam Thăng Bình

 

Đường Tiểu La

Đường trung tâm thị trấn Hà Lam (Đường ĐT 613 cũ), có điểm đầu từ ngã tư Hà Lam; điểm cuối giáp Quốc lộ 14E; chiều dài 3000m; mặt đường rộng 10.5m; đường bê tông nhựa, lề bê tông. Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng.
 
Tiểu La (1863- 1911): Chí sĩ yêu nước; tên thật là Nguyễn Thành, quê ở làng Thạnh Mỹ, nay là xã Bình Quý, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Năm 1885, ông tham gia Nghĩa hội Quảng Nam, làm Tán tương quân vụ. Khi Nghĩa hội tan rã, ông bị bắt giam. Năm 1904, ông cùng Phan Bội Châu và một số chí sĩ thành lập Hội Duy Tân và trở thành một nhân vật trọng yếu của Hội. Ông tích cực vận động tài lực cho phong trào Duy Tân ở Quảng Nam phát triển mà đỉnh cao là phong trào chống sưu thế. Thực dân Pháp khủng bố phong trào, ông bị bắt và bị kết án khổ sai, đày đi Côn Đảo. Ông mất năm 1911 tại ngục Côn Đảo. 

Đường Nguyễn Thuật

Đường nối trung tâm thị trấn với Quốc lộ 14E (qua nhà thờ Nguyễn Thuật), có điểm đầu là nhà bác sĩ Tuấn; điểm cuối giáp Quốc lộ 14E; chiều dài 2000m; mặt đường rộng 7.5m; đường bê tông nhựa, lề bê tông. Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng.
 
Nguyễn Thuật (1842- 1911): Danh thần triều Nguyễn; quê ở làng Hà Lam, nay thuộc huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Năm 1868, ông đỗ Phó bảng, làm quan trải các chức: Thị lang ở Nội các; Phụ đạo trường Dưỡng Thiện (dạy học cho hoàng tử); Tổng đốc Thanh Hóa. Năm 1880, làm Chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1884, làm Chánh chủ khảo khoa thi Hội. Dưới thời Đồng Khánh (1885- 1888), ông được cử làm Thượng thư bộ Lại; Hiệp biện đại học sĩ; làm Chánh chủ khảo khoa thi Hội năm 1887; làm Tổng đốc Thanh Hóa lần thứ hai. Sang thời vua Thành Thái, ông tiếp tục được trọng dụng, cử làm Thượng thư bộ Binh sung Cơ mật viện đại thần... Ông làm quan trải các đời vua Tự Đức, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân mà gia cảnh vẫn thanh bạch, đương thời được nhân dân và sĩ phu trọng vọng shop hoa tươi hà lam thăng bình
 
Các tác phẩm của ông: Hà Đình ứng chế thi sao; Hà Đình văn tập; Hà Đình văn sao ...   

Đường Phạm Phú Thứ

Đường Hà Lam- Bình Đào, có điểm đầu là ngã tư Hà Lam; điểm cuối giáp cầu Bàu Bàng; chiều dài 1500m; mặt đường rộng 10m; đường bê tông nhựa. Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng.
 
Phạm Phú Thứ (1821- 1882): Danh thần triều Nguyễn; quê ở làng Đông Bàn, nay là xã Điện Trung, huyện Điện Bàn. Ông đỗ Tiễn sĩ năm 1884, được bổ chức Hành tẩu ở Nội các, sau làm Tri phủ Lạng Giang (Bắc Giang) shop hoa thị trấn hà lam
 
Tháng 2/1849, ông được triệu về kinh, giữ chức Khởi cư chú (ghi lại lời nói việc làm của vua). Năm 1854, ông được cử làm Tri phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi); sau thăng Án Sát tỉnh Thanh Hóa (1856), Hà Nội (1857). Năm 1858, ông được chuyển về làm việc ở Nội các. Khi Pháp và Tây Ban Nha tấn công cửa biển Đà Nẵng (1858), ông xin lập đội nghĩa quân chống giặc nhưng không được chấp thuận. Cũng trong năm này ông xin đắp đê Cu Nhí, đào sông Ái Nghĩa, xây dựng công sự bố phòng nhằm bảo vệ Đà Nẵng. Năm 1862, được cử làm Phó sứ cùng Phan Thanh Giản sang Pháp. Khi về nước, ông dâng điều trần đề nghị canh tân đất nước, nhưng triều đình không chuẩn y. Năm 1874, ông được cử làm Tổng đốc Hải Dương. Tại đây, ông thực hiện nhiều biện pháp ổn định về kinh tế xã hội, mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân điện hoa huyện thăng bình

Đường Nguyễn Duy Hiệu

Đường khu chợ Hà Lam cũ, có điểm đầu là nhà ông Hai; điểm cuối là nhà ông Tuấn; chiều dài 365m; mặt đường rộng 5.5m; đường bê tông nhựa, lề bê tông. Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng.
 
Nguyễn Duy Hiệu (1847- 1887): Chí sĩ yêu nước, người lãnh đạo Nghĩa hội Quảng Nam; sinh năm 1847 tại làng Thanh Hà, nay phường Thanh Hà, thành phố Hội An. Năm 1876, ông thi đỗ Cử nhân và 3 năm sau, năm 1879 đậu Phó bảng. Năm 1882, ông được sung chức Giảng tập tại Dưỡng Thiện Đường, dạy học cho hoàng tử Ưng Đăng (sau là vua Kiến Phúc). Khi vua Tự Đức mất (năm 1883), ông cáo quan về quê  gửi điện hoa huyện thăng bình
 
Năm 1885, kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương chống Pháp. Tại Quảng Nam, Trần Văn Dư nhân danh Chánh Sơn phòng sứ cùng với các nghĩa sĩ, trong đó có Nguyễn Duy Hiệu thành lập Nghĩa hội, lãnh đạo nhân dân trong tỉnh chống Pháp. Sau hai năm chiến đấu ngoan cường, Nghĩa hội đã gây cho Pháp nhiều tổn thất. Đến giữa năm 1887, tên Việt gian bán nước Nguyễn Thân đã đem quân truy khích ráo riết, các căn cứ của Nghĩa hội lần lượt thất thủ. Nguyễn Duy Hiệu bị bắt và bị chém ở pháp trường An Hòa (Huế) năm 1887.             

Đường Xuân Diệu

Đường nội thị thị trấn Hà Lam, có điểm đầu là nhà ông Hải; điểm cuối là nhà ông Anh; chiều dài 250m; mặt đường rộng 5.5m; đường bê tông. Hạ tầng kỹ thuật: Điện chiếu sáng.
 
Xuân Diệu (1916- 1985): Nhà thơ; tên thật là Ngô Xuân Diệu, sinh tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định; quê gốc ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
 
Ông đã nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam từ những năm ba mươi của thế kỷ XX, bắt đầu tập Thơ thơ (1938) tiêu biểu cho thể thơ lãng mạn. Sau đó ông xuất bản tập truyện ngắn Phấn thông vàng (1939) và tập thơ Gửi hương cho gió (1945) shop hoa tươi thị trấn hà lam
 
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông tham gia công tác, trải các chức vụ: Ủy viên Ủy ban Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam; Ủy viên Ban Chấp hành Hội Hữu nghị Việt- Xô… Ông là đại biểu Quốc hội hóa I; Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Cộng hòa dân chủ Đức.
Xuân Diệu được truy tặng Giải thường Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.   

Đường Duy Tân

Đường vào khu Chung Phước, có điểm đầu là nhà ông Lê Thành Bân; điểm cuối giáp cầu Chung Phước; chiều dài 600m; mặt đường rộng 6.5m; đường bê tông nhựa. Hạ tầng kỹ thuật: Điện chiếu sáng.
 
Duy Tân: Tên một phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng phát động vào năm 1904 với mục đích khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kỳ đã khẳng định sức hút mạnh mẽ của tư tưởng duy tân, có ảnh hưởng lớn đến trình độ giác ngộ và tinh thần đấu tranh của nhân dân đòi cải cách đời sống về mọi mặt.
 
Năm 1908, nhân phong trào chống thuế của nhân dân Trung Kỳ bùng nổ, thực dân Pháp đã đàn áp phong trào Duy Tân. Các lãnh tụ của phong trào bị bắt, bị giết hại và tù đày.          

Đường Trần Cao Vân

Đường lên Dốc Sỏi; có điểm đầu giáp kênh Phú Ninh, điểm cuối giáp nhà ông Hùng; chiều dài 1500m; mặt đường rộng 6.5m; đường bê tông nhựa. Hạ tầng kỹ thuật: Điện chiếu sáng.
 
Trần Cao Vân (1866): Chí sĩ yêu nước; quê ở làng Tư Phú, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
 
Năm 1892, ông tham gia phong trào chống Pháp ở Bình Định, Phú Yên. Năm 1898, ông tham gia cuộc khởi nghĩa của Võ Trứ. Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị bắt, bị đưa về Quảng Nam và đến năm 1907 mới được trả tự do. Năm 1908, nhân phong trào chống thuế ở Quảng Nam, ông lại bị thực dân Pháp bắt giam, bị đày ra Côn Đảo cho đến năm 1914. Năm 1915, ông tham gia Hội Việt Nam Quang phục. Theo kế hoạch, ông và Thái Phiên chịu trách nhiệm liên lạc với vua Duy Tân tổ chức khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị bắt, bị xử chém cùng với nhiều đồng chí tại An Hòa (Huế) vào ngày 17/5/1916.   

Đường Nguyễn Hiền

Đường nội thị thị trấn Hà Lam, có điểm đầu là nhà ông Ngà; điểm cuối là nhà ông Nguyễn Đức Hương; chiều dài 500m; mặt đường rộng 5.5m; đường bê tông nhựa. Hạ tầng kỹ thuật: Điện chiếu sáng.
 
Nguyễn Hiền (1234- 1255): Trạng nguyên, đại thần triều Trần; quê ở làng Dương A, nay là xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ông vốn thông minh, hay chữ từ thuở nhỏ, thi đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Mùi, đời Trần Thái Tông (năm 1247) khi mới 13 tuổi và là Trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam thời phong kiến. Vì còn thiếu niên nên vua cho ông về quê 3 năm tu dưỡng, sau ra làm quan đến chức Thượng thư bộ Công.
 
Những năm làm quan trong triều, Nguyễn Hiền có nhiều kế sách hay để phò vua giúp nước: đắp đê quai vạc sông Hồng, phát triển sản xuất nông nghiệp; mở mang võ đường để rèn luyện quân sĩ...  

Đường Nguyễn Văn Trỗi

Đường nội thị thị trấn Hà Lam, có điểm đầu là trường Mẫu giáo Hương Sen cũ; điểm cuối là nhà ông Sự; chiều dài 650m; mặt đường rộng 5.5m; đường bê tông nhựa, lề bê tông. Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng.
 
Nguyễn Văn Trỗi (1940- 1965): Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; quê ở xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Sau năm 1954, anh theo gia đình vào Sài Gòn sinh sống và làm nghề thợ điện. Tại đây anh giác ngộ cách mạng, tham gia vào tổ chức biệt động Sài Gòn. Tháng 5 năm 1964, anh nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi), để tiêu diệt phái đoàn quân sự cao cấp của Chính phủ Hoa Kỳ, do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Công việc bị lộ, anh bị bắt và bị chính quyền ngụy kết án tử hình.    

Đường Trần Thị Lý

Đường nội thị thị trấn Hà Lam, có điểm đầu là nhà ông Năm; điểm cuối giáp cầu Hà Kiều; chiều dài 500m; mặt đường rộng 5.5m; đường bê tông nhựa. Hạ tầng kỹ thuật: Điện chiếu sáng.
 
Trần Thị Lý (1933- 1992): Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; tên thật là Trần Thị Nhâm, quê ở xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Chị tham gia cách mạng từ sớm, được kết nạp Đảng năm 18 tuổi. Năm 1956 chị bị bắt. Để khuất phục chị, bọn địch đã không từ bất cứ thủ đoạn tra tấn dã man nào: Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung,... (Tố Hữu). Sau hơn 2 năm giam cầm, tù đầy, tra tấn dã man mà không khai thác được gì, tưởng chị đã chết bọn địch đã quăng chị ra ngoài đường. Chị được nhân dân và đồng đội cứu, sau đó đưa ra miền Bắc chữa bệnh.
 
 Trần Thị Lý là tấm gương kiên trung, bất khuất, không sợ hy sinh của người phụ nữ Việt Nam nói chung.

Đường Phan Tình

Đường nội thị thị trấn Hà Lam, có điểm đầu là nhà ông Ngạt; điểm cuối là nhà bà Nhiều; chiều dài 600m; mặt đường rộng 5.5m; đường bê tông. Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng.
 
Phan Tình (1919- 1949): Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; quê ở xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình. Ông Tham gia cách mạng từ trước năm 1945. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, ông được điều động về tham gia chiến đấu tại Hội An, biên chế vào lực lượng công an vũ trang thị xã, ông cùng nhiều đồng đội lập nên nhiều chiến công, góp phần vào những thắng lợi của phong trào cách mạng ở Hội An trong kháng chiến chống Pháp. Tháng 6 năm 1949, ông nhận nhiệm vụ chỉ huy đội Công an xung phong cùng đoàn cán bộ của Thị ủy Hội An vào hoạt động trong nội thị. Trên đường di chuyển vào thị xã thì bị địch phát hiện và bao vây. Trước tình thế nguy hiểm, ông đã một mình ở lại chiến đấu để đồng đội đưa đoàn cán bộ rút lui an toàn. Ông đã anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.  

Đường 3 tháng 2

Đường nội thị thị trấn Hà Lam (đường 3 tháng 2 cũ), có điểm đầu giáp Quốc lộ 1A; điểm cuối là nhà ông Đoàn Văn Tuyển; chiều dài 1800; mặt đường rộng 7.5m; đường bê tông nhựa. Hạ tầng kỹ thuật: Điện chiếu sáng.  
 
3 tháng 2: Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ ngày 3 đến 7 tháng 2 năm 1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản họp tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Tham gia Hội nghị có các đồng chí Trịnh Đình Sửu, Nguyễn Đức Cảnh (đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng); Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn. Đại biểu Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không đến kịp (ngày 24 tháng 2 năm 1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam). Hội nghị nhất trí thành lập một đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng.

Đường Thái Phiên

Đường khu dân cư Gò Thong, có điểm đầu là nhà ông Thuyết; điểm cuối là nhà bà Thọ; chiều dài 500m; mặt đường rộng 5.5m; đường bê tông nhựa, lề bê tông. Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp thoát nước.
 
Thái Phiên (1882- 1916): Nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX; quê ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Năm 1904, ông tham gia phong trào Duy Tân, Đông Du cùng Phan Bội Châu. Năm 1913, ông tham gia tổ chức Việt Nam Quang Phục hội và là một trong những lãnh đạo của tổ chức.
 
Năm 1916, ông cùng các chí sĩ Trần Cao Vân, Phan Thành Tài, Lê Ngưng, Lê Cơ... mưu việc khởi nghĩa chống Pháp. Việc bị bại lộ, ông bị giặc Pháp bắt và xử chém ở pháp trường An Hòa (Huế).    

Đường Trần Phú

Đường khu dân cư bắc Hà Lam, có điểm đầu tiếp giáp Quốc lộ 1A; điểm cuối là nhà bà Thêm; chiều dài 900m; mặt đường rộng 7.5m; đường bê tông nhựa, lề bê tông. Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng.
 
Trần Phú (1904- 1931): Nguyên Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam; nguyên quán thôn Tùng Ảnh, xã Việt Yên Hạ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1925, ông tham gia lập Hội Phục Việt. Tháng 8 năm 1926, ông sang Trung Quốc liên lạc với Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Tại đây, ông được kết nạp vào Cộng sản đoàn. Năm 1927, được cử đi học tại trường đại học Phương Đông (Liên Xô). Đầu năm 1930 ông về nước, được cử vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Đông Dương và được giao nhiệm vụ dự thảo bản Luận cương chính trị của Đảng. Tháng 10/1930, Hội nghị lần thứ nhất của Trung ương Đảng họp ở Hồng Kông, ông được bầu làm Tổng Bí thư. Tháng 3/1931, ông chủ trì Hội nghị lần 2 của Đảng tại Sài Gòn, bàn việc chấn chỉnh lại tổ chức Đảng sau đợt khủng bố của địch.
 
Ông bị Pháp bắt sau đó mất trong tù (tháng 9/1931), để lại lời nhắn nhủ với đồng đội: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”.

Đường Lý Tự Trọng

Đường Thanh Niên cũ, có điểm đầu là nhà ông Thương (giáp Quốc lộ 1A), điểm cuối là nhà bà Trinh; chiều dài 1300m; mặt đường rộng 6m; đường bê tông nhựa. Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng
 
Lý Tự Trọng (1914- 1931): Liệt sĩ cách mạng; tên thật là Lê Hữu Trọng; quê gốc ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1926, Lý Tự Trọng sang Quảng Châu học, rồi làm việc tại cơ quan Tổng bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội tại đây. Sau đó, anh về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương và làm liên lạc cho Xứ ủy Nam Kỳ. Ngày 9/2/1931, trong cuộc mít- tinh kỷ niệm khởi nghĩa Yên Bái được tổ chức tại Sài Gòn, anh đã bắn chết viên thanh tra cảnh sát Legrand để bảo vệ diễn giả Phan Bôi. Ngày sau đó anh bị bắt. Trước những đòn tra tấn của kẻ thù, anh vẫn luôn giữ vững khí tiết của người cách mạng. Ngày 20/11/1931, thực dân Pháp đã thi hành bản án tử hình đối với Lý Tự Trọng.

Đường Huỳnh Thúc Kháng

Quốc lộ 14E, có điểm đầu là Quốc lộ 1A (ngã ba Cây Cốc); điểm cuối là nhà ông Nguyễn Đình Tịch; chiều dài 3120m; mặt đường rộng 6.5m; đường bê tông nhựa. Hạ tầng kỹ thuật: Điện chiếu sáng shop hoa tươi hà lam thăng bình
 
Huỳnh Thúc Kháng (1876- 1947): Chí sĩ, danh sĩ, nhà báo nỗi tiếng; quê ở xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Năm 29 tuổi ông đỗ Tiến sĩ. Cũng từ đó, ông bắt đầu học chữ Quốc ngữ, đồng thời là một trong những người sáng lập phong trào Duy Tân (năm 1904). Năm 1908, ông bị thực dân Pháp đày đi Côn Đảo cho đến năm 1921 mới được trả tự do. Năm 1926, ông ứng cử và đắc cử vào Viện Dân biểu Trung Kỳ, được bầu làm Viện trưởng. Năm 1928, ông từ chức Nghị viên để lập ra công ty Huỳnh Thúc Kháng, đồng thời làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Tiếng Dân. Năm 1946, nhận lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông ra lợp tác với Chính phủ liên hiệp kháng chiến và giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Khi Bác Hồ sang Pháp dự Hội nghị Phông-ten-nơ-blô, ông giữ Quyền Chủ tịch nước (1946)      

Đường Nguyễn Hoàng

Đường lộ 1A, có điểm đầu là nhà ông Trãi (tiếp giáp kênh N22); điểm cuối là nhà ông Lê Văn Dũng; chiều dài 2840m; mặt đường rộng 10.5m; đường bê tông nhựa. Hạ tầng kỹ thuật: Điện chiếu sáng.
 
Nguyễn Hoàng (1525- 1613): Chúa Nguyễn, người có công mở cõi về phương Nam của Đại Việt và tạo nền móng cho việc thành lập vương triều Nguyễn sau này; ông quê ở tỉnh Thanh Hóa; là con trai thứ hai của An Thành Hầu Nguyễn Kim, một cựu thần nhà Lê shop hoa hà lam thăng bình
 
Năm 1958, lo sợ bị người anh rể là Trịnh Kiểm sát hại, Nguyễn Hoàng xin được vào trấn thủ ở vùng Thuận Hóa; sau đó kiêm luôn chức trấn thủ Quảng Nam. Năm 1611, ông đã thực hiện cuộc Nam tiến đầu tiên, mở rộng một vùng đất từ Quảng Nam đến Phú Yên ngày nay.

  • Ngày đăng: 10/01/2021
  • Bình luận: 0

Viết bình luận