Zalo

Tang lễ ở Việt Nam

30/10/2019

Vòng hoa chia buồn tang lễ hay được sử dụng trong các đám tang của người Việt. Điện hoa Quang Nam giới thiệu một số lựa chọn hoa và hướng dẫn cách hành lễ trong đám tang.

Người Việt có câu: Nghĩa tử là nghĩa tận. Có nghĩa là sự vong như sự tồn. Cái chết là bất hạnh lớn nhất. Con người khi đã phải chấp nhận cái chết tức là chấm hết mọi quan hệ. Câu nói có ý khuyên người đời hãy tha thứ để họ được chết yên ổn. Đừng đòi hỏi, yêu cầu gì với người đã chết. Câu nói còn có ý khuyên người ta nên xử sự nhân đạo, đúng tình người.

Chia buồn đám tang

Khi gia đình người thân có người qua đời, họ hàng, bạn bè, hàng xóm và các tổ chức thường đến viếng hương tỏ lòng thành kính với người quá cố. Đây cũng là lúc họ thể hiện sự chia sẻ nỗi buồn với người thân ở lại. Tùy vào phong tục của từng vùng miền và mối quan hệ mà người đi viếng tang có sự lựa chọn lễ tang khác nhau: hương đèn, vòng hoa chia buồn hay lãng hoa chia buồn hay liễn (có nơi gọi là bức trướng).
 
 
Vòng hoa chia buồn   
 
Vòng hoa đi đám tang
 
 
Vòng hoa tùy nơi có tên gọi khác nhau kệ hoa, lẵng hoa, lãng hoa … Người đi đám tang có thể sử dụng hoa cườm (hoa vải) hay hoa tươi tùy vào mức tài chính. Thông thường, lãng hoa đám tang được sử dụng rộng rãi. Lãng hoa chia buồn trong lễ tang có tác dụng phần nào đó có thể bớt đi những ngậm ngùi của người ở lại mà người ra đi nhanh chóng được nhẹ lòng, được siêu thoát. Hoa tươi chia buồn còn giúp cho ta thể hiện tiếc thương cho những khát khao và niềm hy vọng của một con người còn dang dở.

Hoa chia buồn tang lễ

Lẵng hoa chia buồn có thể sử dụng các loại hoa như: Hoa cúc trắng và hoa cúc vàng, hoa huệ, hoa loa kèn trắng, hoa mẫu đơn.
 
Hoa cúc tượng trưng cho lòng cao thượng, lòng kính yêu và sự trân trọng sâu sắc. Hoa cúc có nhiều màu sắc nhưng trong hoa tang lễ thì sử dụng chủ yếu là hoa trắng và hoa vàng. Hoa cúc trắng tượng trưng cho sự khởi đầu mới. Hoa cũng là tượng trưng cho sự tái sinh và sự sống mới. Hoa cúc vàng là sự hồi tưởng người xưa (người quá cố).
 
Vòng hoa tang lễ
 
 
Hoa huệ tượng trưng cho sự trong sáng và thanh cao và việc sử dụng hoa huệ trong kết thành những vòng hoa tang đẹp là thể hiện sự mong muốn linh hồn của người đã khuất được hoan hỉ, siêu thoát. Hoa huệ trong đám tang là lời cầu nguyện cho linh hồn của người đã khuất được bình an ở thế giới bên kia.
 
Vòng hoa đi đám tang
 
Hoa loa kèn trắng: hoa này thường được sử dụng làm vòng hoa chia buồn trong đám tang của những người trẻ tuổi bởi biểu tượng trinh nguyên, trong sáng của nó.
 
Hoa mẫu đơn: vẻ đẹp trang trọng của một vòng hoa hoa mẫu đơn thể hiện sự tấm lòng kính yêu và tôn thờ đối với người đã khuất. 
 
 
Hoa chia buồn đám tang
 
Quý khách có thể sử dụng dịch vụ điện hoa chia buồn của chúng tôi để gửi vòng hoa chia buồn đám tang hay vòng hoa đám tang hay vòng hoa đi đám tang hay vòng hoa tang lễ, hoa chia buồn đến với gia chủ. Địa chỉ đặt hoa tại https://dienhoaquangnam.com.vn/gui-dien-hoa-chia-buon

Hành lễ trong đám tang

Khi đi viếng hương, người viếng hương đến bàn tiếp lễ của gia chủ đăng ký. Bộ phận tiếp lễ lấy thông tin viết vào sổ tang. Bộ phận tiếp lễ mời người đi viếng hương vào thắp nhang cho người quá cố.
 
Ở một số nơi, tùy theo chủ nhà có thể bố trí bàn thờ Phật trước bàn hương linh. Người viếng nhang thường được phát nhang tại đây. Người viếng thắp nhang và hành lễ tại bàn thờ Phật rồi mới hành lễ tại bàn thờ hương linh.
 
Hành lễ tại bàn thờ Phật, người viếng hương lạy 3 lạy. Tại bàn thờ hương linh lạy 2 lạy. Nên nhớ nếu người quá cố trẻ hơn hoặc có vai vế thấp hơn theo thứ bậc gia đình thì người viếng chỉ bái 2 lần. Cha mẹ thì không lạy con, chồng không lạy vợ mà làm ngược lại. Trường hợp đi viếng hương mà người mất đã được chôn cất thì người viếng hương lạy 4 lạy. Kết thúc hành lễ tại bàn hương linh (lúc chưa chôn) thì người viếng hương bái 2 bái với gia chủ và gia chủ cũng hành lễ 2 bái đáp lễ người viếng hương.

Bái và lạy trong đám tang

  1. Bái (vái) là ở tư thế đứng hoặc quỳ, hai tay chắp trước ngực khom người xuống nhanh đầu cúi xuống khi vái. Vái có hình thức tương tự như lạy nhưng tốc độ nhanh hơn, đầu hơi cúi. Vái làm sau khi lạy và thắp nhang. Khi vái chỉ thực hiện 2 lần. Đây là các hình thức bắt buộc phải có trong phong tục của người Việt khi tham gia các lễ cúng tế, khi đi chùa, đặc biệt là khi dự đám tang.

 

  1. LẠY tức là chắp hai tay đưa cao quá trán và hạ từ từ xuống phía trước mặt đến ngang ngực và đầu cuối xuống, động tác làm chậm hơn bái. Trong một số trường hợp rất cung kính thì người lạy tiếp tục quỳ xuống, chống hai lòng bàn tay xuống đất rồi đầu cuối đến khi trán chạm đất thì hết quy trình 1 lạy. Nếu người lạy ở tư thế đứng lạy thì có thể kẹp thêm một nén nhang giữa hai lòng bàn tay úp vào nhau cũng được. Với động tác lạy thì người lạy phải nhìn về phía trước, khi tay đưa xuống thì đầu đồng thời cuối xuống theo.

  • Ngày đăng: 30/10/2019
  • Bình luận: 0

Viết bình luận