Zalo

Lễ cưới hỏi ở miền Trung

30/10/2019

Phong tục lễ cưới hỏi của người miền Trung nói chung rất đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được tính chặt chẽ phù hợp với truyền thống. Căn bản, vẫn là lễ dặm ngõ, lễ hỏi và lễ cưới.

Ông cha ta có câu “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà. Cả ba thứ ấy thật là khó thay”. Ý của câu này đưa ra ba mốc quan trọng của người đàn ông khi trưởng thành. Ba mốc ấy không hề đơn giản vì nó quyết định cả một đời người.
 
Thiệp mời đám cưới
 
Hôm nay, Điện hoa Quang Nam sẽ cùng bạn mổ xẻ mốc thứ hai quan trọng của người đàn ông. Đó là việc cưới vợ. Bạn bân khuâng chưa biết các nghi lễ tổ chức một cuộc hôn nhân như thế nào phù hợp với phong tục người miền Trung. Hãy bỏ qua quá trình tìm hiểu và tán tỉnh thì đây là trình tự của nghi lễ cưới hỏi ở miền Trung để bạn có được người vợ. Căn bản, có ba nghi lễ, bao gồm lễ dặm ngõ, lễ hỏi và lễ cưới trong lễ cưới hỏi ở miền Trung.

Lễ dặm ngõ

Lễ dặm ngõ hay lễ dạm ngõ hay lễ đi nói là khi cha mẹ nhà trai mang một chai rượu và chuẩn bị khay trầu cau sang nhà gái đặt vấn đề với bố mẹ cô gái là xin cho chàng trai tìm hiểu cô gái. Mục đích của lễ dặm ngõ như việc thông báo cho bà con và làng xóm nhà cô gái này đã có người theo đuổi nên các chàng trai và người mai mối khác không nên có ý định tán tỉnh hay tìm hiểu. Ngoài ra, bố mẹ hai bên gia đình gặp nhau, tìm hiểu về gia cảnh, gia phong. Lý do là để xem sự hòa hợp giữa hai bên gia đình, con cái như thế nào, tìm hiểu gia cảnh, gia phong để có quyết định là tiến đến hôn nhân hay không.
 
Lễ dặm ngõ hay lễ dạm ngõLỄ DẶM NGÕ
 
Thông thường, mẹ chú rể sẽ mang một chai rượu và khay trầu sang nhà cô gái đặt vấn đề cho đôi trẻ tìm hiểu nhau. Hai bên gia đình sẽ cùng bàn bạc xem ngày lành tháng tốt để thực hiện những bước tiếp theo trong phong tục cưới hỏi. Để đón tiếp nhà trai một cách chu đáo nhất, nhà gái cần dọn dẹp và chuẩn bị một bữa ăn nhỏ để mời gia đình nhà trai ở lại dùng bữa, cũng để gắn kết tình cảm hai bên gia đình. Nhà gái sẽ dọn sạch sẽ bàn gia tiên, trang trí bàn gia tiên thật đẹp cùng một lọ hoa, mâm quả. Bên cạnh đó, chuẩn bị những món ăn ngon, thịnh soạn và mời nhà trai ở lại ăn cơm.
 
Sau đó, bên nhà trai sẽ mời nhà gái đến thăm nhà trai vào một ngày nào đó thuận tiện. Nhà trai sẽ tổ chức một buổi đón tiếp nhà gái. Mục đích là để nhà gái biết được gia cảnh nhà trai. Tương tự, nhà trai đón tiếp nhà gái bằng một bữa cơm.

Lễ hỏi

Khi chàng trai và cô gái sẵn sàng cho một bước tiếp theo nhằm xây dựng tổ ấm, lễ hỏi được tiến hành. Nhà trai mang lễ vật sang nhà gái để xin gả con cho nhà trai. Đây là bước khởi đầu để cặp đôi về chung một nhà của cô dâu và chú rễ. Lễ này còn gọi là lễ đính hôn. Chủ hôn bên nhà trai sẽ đại diện trình lễ vật với nhà gái và thắp hương cáo gia tiên. Sau khi được chấp thuận, hai bên bàn bạc chi tiết tổ chức lễ cưới cho đôi tân giai nhân.
 
Lễ đính hôn
 
Lễ vật trong lễ hỏi gồm năm khay mâm quả:
  • Mâm trầu cau với 105 quả cau với ý nghĩa thay cho câu nói trăm năm hạnh phúc
  • Mâm quả trà và rượu, bên cạnh còn có phong bì tiền để góp phần dọn tiệc họ nhà gái chuẩn bị cho đám hỏi hôm đó cùng với đôi bông tai vàng hoặc nhẫn vàng. Phong bì này sẽ gửi cho ba mẹ cô dâu. Ngoài những quà sính lễ như vòng tay, nhẫn hoặc hoa tai vàng, mẹ chồng còn trao thêm cho cô dâu một phong bì tiền mừng dâu. Số tiền này ngay sau đó cũng được ba mẹ cô dâu trao lại cho hai vợ chồng. Vào lúc nhà trai ra về, các khay mâm quả phải lật ngửa nắp để cho thấy nhà gái đã tiếp nhận lễ vật.
  • Bánh kem đính hôn
  • Nem chả với số lượng chẵn cặp
  • Mâm ngũ quả được khắc đôi long phụng trang nghiêm. Cũng có nhà theo phong tục cũ đi thêm một mâm quả bánh su sê.

Quả cưới đơn giảnQUẢ CƯỚI ĐƠN GIẢN

QUẢ CƯỚI MIỀN TRUNG

LỄ HỎI VỚI NĂM QUẢ ĐẦY ĐỦ

Quả cưới các lễ cưới hỏi ở miền Trung

QUẢ CƯỚI HÌNH LONG PHỤNG

Lễ cưới

Lễ cưới là lễ cuối cùng trong nghi thức cưới hỏi. Lễ cưới ở nhà gái được gọi là LỄ VU QUY. Ý nghĩa là đưa con gái về nhà chồng. Nhà trai lễ này gọi là LỄ TÂN HÔN. Lễ này là lễ đón cô dâu mới. Trong trường hợp cả hai nhà trai và gái cùng tổ chức chung thì gọi là LỄ THÀNH HÔN. Ngày nay, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa lễ tân hôn và lễ thành hôn. 
 
Lễ vu quyLỄ VU QUY
 
Lễ tân hônLỄ TÂN HÔN
 
 
Lễ thành hôn
LỄ THÀNH HÔN
 
Bố trí quang cảnh lễ thành hôn
QUANG CẢNH LỄ THÀNH HÔN
 
 
Theo kịch bản đã bàn bạc sẵng ở lễ hỏi, hai bên tiến hành tổ chức các lễ cưới phù hợp. Ở lễ Vu Quy, trước khi vào nhà gái, đoàn rước dâu sẽ cử một người trong số họ tộc mang theo một khay rượu vào nhà cô dâu để trình giờ xin được cho phép nhà trai vào làm lễ. Nhà gái đồng ý, nhà trai sẽ đặt khay rượu tại bàn làm lễ và quay ra để đưa đoàn đón dâu vào. Đoàn đón dâu mang sính lễ đựng trong các quả cưới vào làm lễ rước dâu. Nếu bên nhà gái có bày bàn thờ gia tiên, thì nhà trai phải mang theo đôi nến hồng để gắn lên chân nến đã đặt sẵn trên bàn thờ.
 
Quả cưới
QUẢ CƯỚI TRÁI CÂY
 
Sính lễ phải là số chẵn và thường được chọn số dựa trên quan hệ tương sinh gọi là quy luật sinh tử (tương ứng là sinh, lão, bệnh, tử). Vì vậy, số lượng người bưng khay mâm quả cũng phải là số chẵn để phù hợp với số mâm quả. Số người đi họ cũng là số chẵn. Tổng số sính lễ phải là số chẵn, và thường được chọn số dựa trên quy luật sinh-tử (tương ứng là sinh, lão, bệnh, tử).
 
Quả cưới BƯNG QUẢ CƯỚI
 
Sinh là một bắt nguồn cho sự sống. Nó được xem là khởi phát cho sự sống mới, mang ý nghĩa dồi dào năng lượng, sinh lực cho mọi sự vật trên đời. Lão: Lão mang ý nghĩa cho tuổi già. Thời kì này mang ý nghĩa héo úa, năng lượng bắt đầu suy kiệt dần. Bệnh: Bệnh là thời kì tiếp theo của Lão. Sau khi già ốm là giai đoạn bệnh tật. Bệnh tật khiến năng lượng suy kiệt và gây tổn thương cho sức khỏe của con người. Là một biểu tượng cho những thứ không may mắn. Tử: Đây chính là thời điểm chấm dứt một vòng đời. Nó mang ý nghĩa cho sự chết chóc, tang thương. Vì vậy số lượng người bưng khay mâm quả cũng phải là số chẵn để phù hợp với số mâm quả.
 
Cô dâu và chú rể bái gia tiên
LỄ BÁI GIA TIÊN
 
Ngày nay, không còn quan niệm cũ là mẹ cô dâu không được đưa cô dâu đến tiệc cưới, bởi vì họ quan niệm là mẹ cô dâu đưa đi theo nghĩa đen của người xưa là “bán con”. Mà thay vào đó, mẹ cô dâu sẽ đi một xe khác chứ không đi chung với đoàn đưa dâu của nhà mình. Sau khi lễ cưới kết thúc tại nhà trai, nhà gái ra về, cô dâu chú rễ bưng khay trầu và thuốc lá đứng tiễn.
 
Thông thường, nhà gái sẽ có chào tạm biệt và về trước 12h trưa. Từng người bên nhà gái (không bắt buộc) sẽ lấy một miếng tràu hoặc một điếu thuốc và bỏ lại vào khay vào đồng tiền lẻ mang ý nghĩa trả lễ. Mệnh giá sẽ dao động từ tùy vào mỗi người để cầu may mắn cho đôi trai gái trăm năm hạnh phúc. Sau ba ngày cưới, đôi vợ chồng mới cưới sẽ trở về gia đình cô dâu để thăm ba mẹ và ông bà, đây gọi là lễ phản bái hay lại mặt. Cũng có nhiều gia đình không câu nệ và cho phép họ về lại mặt ngay sau ngày cưới.
 
Như vậy là kết thúc một nghi lễ cưới hỏi của một đôi vợ chồng theo phong tục miền Trung. Tùy vào tình hình thực tế mỗi cặp đôi mà người chủ hôn vẫn có thể đề xuất những bước thu gọn lễ cưới hỏi phù hợp. Gọn nhất gọi là nhất duyên. Nhất duyên nghĩa là kết hợp tất cả ba lễ trên vào một. Nói gọn là nhà trai đến nhà gái dặm ngõ và thống nhất cả những phần lễ còn lại vào ngày cưới. Vậy là trong những lễ tiếp theo vẫn tiến hành nhưng gom gọn lại một lúc thực hiện cả trong lễ cưới với đầy đủ các thủ tục.
 

Tìm hiểu thêm:

Phong tục cưới hỏi ở Huế hay lễ cưới hỏi ở Huế 


  • Ngày đăng: 30/10/2019
  • Bình luận: 0

Viết bình luận