Zalo

Lễ cưới hỏi ở Việt Nam

22/08/2020

Trước đây, phong tục cưới hỏi rất khắc khe. Trình tự, thủ tục và số lượng các nghi lễ rất cầu kỳ. Mỗi vùng miền có nét văn hóa và phong tục khác nhau nên việc tổ chức cưới hỏi khác nhau cả về nội dung lẫn hình thức.

Ngày nay, tục lệ cưới hỏi ở cả ba miền căn bản giống nhau. Điều này, có thể là do việc giao thương và đi lại dễ dàng hơn trước nên có sự giao thoa và điều chỉnh phong tục. Hướng điều chỉnh sao cho đơn giản nghi lễ để thuận tiện thực hiện.
 
Nhìn chung, cả ba miền đều có chung một khuôn mẫu nghi lễ trong tục lệ cưới hỏi Việt Nam bao gồm: Lễ Dặm ngõ, Lễ Hỏi và Lễ cưới. Mỗi miền có nét đặc trưng riêng.

Phong tục cưới hỏi miền Bắc

So với những nơi khác, miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội, nghi lễ cưới hỏi có phần trọng hình thức hơn cả.
 
Lễ nạp tài trong phong tục cưới hỏi miền Bắc
  • Lễ Dạm ngõ

Hai bên gia đình nhà trai và nhà gái tiếp xúc chính thức với nhau lần đầu tiên. Lễ này diễn ra tại nhà gái. Đây là bước đầu để tiến tới hôn nhân. Sau lễ này, cô gái được xem như đã “có nơi, có chốn” rồi. 
  • Lễ Hỏi

Miếng trầu là đầu câu chuyện nên cơi trầu là thứ không thể thiếu trong lễ hỏi. Cốm và hồng cũng là món cần có trong lễ hỏi của người Hà Nội. Ở miền Bắc, nhiều gia đình còn có thêm lợn sữa quay và các loại đặc sản của địa phương như bánh su sê, chè, rượu, thuốc lá …
  • Lễ cưới

Lễ cưới được tổ chức sau lễ ăn hỏi khoảng 10 ngày. Nhiều nơi vẫn còn giữ tục chăng dây ở đầu làng. Khi đoàn đón dâu ra đến đầu làng phải gửi một ít tiền mới được đi qua. Việc gửi thiệp báo hỷ mời đám cưới phải kèm theo chè và hạt sen được lấy từ lễ hỏi trước đó. Sau lễ cưới, đôi uyên ương trở về nhà bố mẹ cô gái với lễ vật để tạ gia tiên. Lễ này gọi là lễ lại mặt được tiến hành vào ngày thứ 2 hoặc thứ tư sau lễ cưới. Kết thúc lễ lại mặt, bố mẹ cô gái chính thức đến nhà sui gia.

Phong tục cưới hỏi miền Trung

Người miền Trung có đặc điểm trọng lễ nghĩa khinh lễ vật. Việc lựa chọn ngày lành tháng tốt rất quan trọng của hôn lễ trong phong tục cưới hỏi miền Trung.
  • Lễ Dặm ngõ

Đại diện họ nhà trai và bố mẹ của chú rễ tương lai đến thăm chơi nhà gái với lễ vật là cơi trầu rượu để đặt vấn đề được. Nhiều nơi, nhà gái tổ chức thiết đãi (thết đãi) nhà trai, bà con họ hàng và xóm giềng.
  • Lễ Hỏi

Lễ Hỏi hay còn gọi là Lễ Đính hôn. Đính hôn tổ chức tại nhà gái. Người chủ hôn của nhà trai có trách nhiệm thưa trình lễ và thắp hương cáo gia tiên. Người chủ hôn thường là bậc cao niên, tuổi không khắc với đôi uyên ương, gia đình thuận hòa và con cháu đuề huề.  
 
Sau lễ này thì xem như cô gái đã được nhận là dâu và chàng trai được nhận là rể. Lễ Nhà trai cần báo số lượng người bên mình đến tham dự và chịu toàn bộ chi phí cho buổi lễ tiệc đính hôn.
 
Lễ Đính hôn tại Đà Nẵng
 
  • Lễ Cưới

Ở Huế, lễ cưới bao gồm các nghi thức xin giờ, nghinh hôn, cúng tơ hồng và rước dâu tại nhà gái. Lễ đón dâu và trình cáo gia tiên tại nhà trai. Các tỉnh khác ở miền Trung cũng tương tự nhưng không quan trọng chuyện cúng tơ hồng.
 
Phong tục cưới hỏi miền Trung

Phong tục cưới hỏi miền Nam

Người miền Nam có phong cách sống phóng khoáng. Phong tục cưới hỏi người miền Nam được tiến hành có phần đơn giản hơn miền Bắc. Tương tự như đa số người miền Trung, người miền Nam có thể gộp 3 lễ (dặm ngõ, ăn hỏi và cưới) tiến hành cùng một ngày. Tổ chức cưới hỏi như vậy gọi là nhất duyên. Để thực hiện việc này, nhà trai phải đến thăm hỏi nhà gái để thưa chuyện.
 
 
 
Lễ Đính hôn ở miền Nam
 
 
Trong lễ cưới của người miền Nam, nghi lễ quan trọng và bắt buộc là nghi lễ lên đèn. Nghi lễ này rất thiêng liêng. Trước khi tiến hành, trưởng tộc nhà gái tuyên bố: “Xin làm lễ lên đèn”.
 
 
Lễ Cưới hỏi miền Nam
 
 
Cặp nến lớn do nhà trai chuẩn bị được đặt lên bàn thờ ông bà họ nhà gái. Trưởng tộc mở một chai rượu trong cặp rượu là lễ vật bên nhà trai chuẩn bị. Người trưởng tộc đứng trước chính giữa bàn thờ, đôi uyên ương đứng hai bên. Người trưởng tộc thắp cặp nến được lấy từ đèn trứng vịt (lửa hương hỏa) trên bàn thờ rồi áp sát cặp nến lại với nhau. Đến khi cặp đèn nến cháy ngọn lửa đều, trưởng tộc từ từ tách cặp nến ra và đưa hai người hỗ trợ cắm vào chân đèn.

  • Ngày đăng: 22/08/2020
  • Bình luận: 0

Viết bình luận